Tín
ngưỡng thờ bà Thiên Hậu hay còn gọi là Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn có nguồn
gốc từ Trung Quốc, các nhóm người Hoa di cư sang làm ăn, sinh sống ở xứ
ta, tập tục tín ngưỡng và lễ hội của nó được 'ưu truyền sang Việt Nam
khá lâu đời. Các miếu cung thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu có mặt khắp từ Bắc
chí Nam, nhất là những trung tâm thương mại lớn thời trước nơi có nhiều
người Hoa định cư, làm ăn buôn bán như: Thiên Hậu cung ở Phố Hiến (Hải
Hưng đền thờ ở phía đông thành Hà Nội, chùa Bà ở Hội An, các chùa cúng
thờ thần nữ từ duyên hải Trung bộ vào đến Đồng Nai, Gia Định xuống tận
Cà Mau, Hà Tiên. Chùa Bà “Thiên Hậu cung” ờ Thủ Dầu Một (Bình Dương) là
một cơ sở tín ngưỡng được ra đời trong trường hợp tương tự, gắn bó với
quá trình định cư của cộng đồng người Hoa trên vùng đất này.
Tư
liệu lịch sử cho biết, năm 1679 hơn 3.000 binh dân người Hoa được phép
vào định cư ở Bàn Lăng (Biên Hòa) và Mỹ Tho (Tiền Giang). Năm 1698, khi
Nguyễn Hữu Cảnh theo lệnh chúa Nguyễn vào Nam lập phủ Gia Định, lấy đất
Đồng Nai lập huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên, lấy đất Sài Gòn lập
huyện Tân Bình dựng dinh Phiên Trấn thì “Con cháu người Hoa ở Trấn Biên
lập thành xã Thanh Hà ở Phiên Trấn lập thành xã Minh Hương”. Dựa vào cứ
liệu này chúng ta đoán định rằng: Nhóm người Hoa Thanh Hà ở Biên Hòa và
sau đó tập trung đông nhất là Cù lao Phố, đã dần dần phân tán qua các
thôn làng khác, trong đó có Tân Uyên Lái Thiêu, Chòm Sao, Bà Lụa... Đoán
định này cơ sở lịch sử của nó và đặc biệt có phần phù hợp với thực tế
là bốn địa điểm trên bốn vùng tụ quan trọng của cộng đồng người Hoa ở
Bình Dương. Tuy nhiên, qua điều tra thực tế từ các gia đình người Hoa cố
cựu vùng Phú Cường, Thủ Dầu Một, chúng ta thấy rằng số lượng người Hoa
đến lập nghiệp ở đây rất sớm vào nửa sau thế kỷ XIX, hậu quả là do cuộc
chiến tranh nha phiến: gây một tình trạng bất ổn cho cả vùng Đông Nam
Trung Hoa.
Miếu
Thiên Hậu ở thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, được thành lập vào
giữa thế kỷ XIX, nằm trên bờ rạch Hương Chủ Miếu. Năm 1880, người Hoa
xin phép xây thêm nhà túc. Đầu thế kỷ XX (1923), miếu được di dời về vị
trí hiện nay (nằm cạnh trường Phú Cường 2, đường Nguyễn Du). Dân gian
vẫn quen gọi là chùa Bà Thủ Dầu Một.
Chùa
nằm trên một diện tích khá lớn, được xây theo lối kiến trúc của người
Hoa, với mái ngói ống, diềm mái màu ngọc thạch và hai con rồng được
trang trí trên đỉnh mái theo mô típ “lưỡng long trân châu”. Cổng vào
chùa được sơn đỏ, đưa khách đi qua một khoảng sân rộng. Nơi góc sân có
tháp nhỏ dùng để đốt giấy tiền vàng bạc khi cúng. Bàn thờ Thiên Phụ Địa
Mẫu được đặt trước cửa ra vào với hai rồng chầu hai bên. Sân miếu cũng
là nơi sinh hoạt của thanh thiếu niên người Hoa. Hai con lân được tô màu
rực rỡ chào đón khách ở hai bên lối đi vào miếu.
Miếu
được cấu trúc khá rộng, với 3 dãy nhà liền nhau theo hình chữ Tam gồm
tiền điện, trung điện, chánh điện. Hai bên cửa vào có bàn thờ Môn Quan
và Thổ Thần. Trên trần của gian tiền điện luôn có hàng chục vòng nhang
hình nón nghi ngút cháy, hun đen và làm bóng thêm các vì kèo, ngói và
hàng cột chống đỡ miếu. Vì kèo giả thủ, được cấu trúc ở cả ba gian. Hàng
cột nào cũng có câu đối vàng nổi hẳn lên trên nền gỗ nâu đen bóng. Tại
ba gian chính đặt ba bàn thờ ngang nhau. Bàn nào cũng có hoành phi,
trang thờ và tượng cốt mặc áo rực rỡ. Tượng bà Thiên Hậu được đặt trang
trọng tại bàn giữa. Hai bên bàn thờ bà Ngũ Hành và Ông Bổn, Bà Bổn. Tám
nghi trượng dựng dọc hai bên tượng cùng với kiệu Bà dùng trong ngày lễ
vía. Tại đây cũng đặt chuông trống. Năm bàn thờ được đặt ngang từ ngoài
vào, được chạm khắc khá tinh xảo. Có bàn trang trí hình nhân bát tiên và
cẩn ốc. Ở các dãy bàn này, vào ngày lễ vía Bà, heo sống, heo quay, trái
cây, bánh ngọt... được đặt lên dâng cúng. Bức hoành phi treo trước
trang thờ Bà ghi bốn chữ Hán: “Hải quốc từ vân”.
Đối
tượng thờ chính ở cơ sở tín ngưỡng này là Thiên Hậu Thánh Mẫu. Thiên
Hậu Thánh Mẫu là cô gái họ Lâm, quê ở Châu Mỹ, huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc
Kiến. Cuộc đời cô gái này khá ngắn ngủi (sinh năm 1104 mất năm 1119 lúc
16 tuổi). Tương truyền cô gái họ Lâm đắc đạo tái thế, hiển lộng thần
thông cứu người bị nạn trên biển nên được nhà Tống phong Phu nhân rồi
các triều đại kế tiếp phong phi, Thiên Phi, Thánh Phi, mãi đến đời Khang
Hy nhà Thanh thì được phong là Thiên Hậu.
Thiên
Hậu được xem là Thần phù hộ cho người đi biển, người Hoa thường gọi là
“A Phó” (có nghĩa là mẹ nuôi), hoặc “Đại Mẫu”. Thiên Hậu Thánh Mẫu cũng
được coi là thần bảo hộ giới nữ, phù hộ cho công việc làm ăn buôn bán và
trong chừng mực khá phổ biến là thần tài thần lộc. Điều này giải thích
các hình thức cầu tài cầu lộc biểu hiện trong lễ hội chùa Bà vào ngày
rằm tháng giêng - lễ Thượng nguyên.
Ngày
rằm tháng giêng - ngày rằm đầu năm, gọi là Thượng nguyên. Đó là ngày đi
lễ chùa của tín đồ tôn giáo “Đi lễ chùa quanh năm không bằng đi lễ vào
ngày rằm tháng giêng”. Đối với quan niệm coi ngày này là Thượng nguyên
thì gốc từ quan niệm dịch lý, theo vòng luân chuyển của thời gian lớn
Đại kiếp là thượng nguyên sẽ chuyển sang Trung nguyên và đến Hạ nguyên,
hết Hạ nguyên thì quay trở ngược lại thời Thượng nguyên mới (ở Nam bộ
gọi “nguyên” là “nguơn”), vận dụng quan niệm này vào vòng luân chuyển
của tiết thứ trong năm thì rằm tháng giêng là Thượng nguơn, răm tháng
bảy là Trung nguơn, rằm tháng mười là Hạ nguơn. Theo đó' rằm tháng giêng
là ngày lễ Thiên Quan tấn phước (tiến phúc), rằm tháng bảy là lễ Địa
Quan giải ách và rằm tháng mười là lễ tạ ơn Thủy Quan Điều này chỉ ra
rằng, tập hợp các lễ Tam nguyên là thuộc phạm trù nghi lễ của tứ thời
(tam nguyên tứ quý) tức gắn với mùa vụ của hoạt động sản xuất nông
nghiệp, đó là quan niệm chung của Trung Quốc và các quốc gia Hán hóa ở
Đông Á.
Hàng
năm, vào ngày rằm tháng giêng âm lịch Ban quản trị miếu đều tổ chức vía
Bà. Hội lễ được khai mở rất long trọng với nhiều nghi thức. Đông đảo
người Việt, người Hoa từ khắp nơi đổ về lễ bái, cầu phước, lộc, thọ,
rước kiệu Bà. Cao điểm của lễ hội bắt đầu vào đêm 14. Đường vào chùa
chật như “nêm cối”. Đa số khách hành hương từ TP.HCM và các tỉnh Đồng
Nai, Tây Ninh, Bình Phước... Tham dự lễ hội nhộn nhịp nhất có lẽ là gian
đấu thầu đèn lồng gây quỹ nhằm làm việc công ích (phát triển y tế giáo
dục, văn hóa, xã hội) cho cộng đồng và địa phương. Có đến 12 đèn lồng
tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Những chiếc đèn lồng to được tạo tác
công phu và mỹ thuật. Mỗi đèn đều có câu thơ khác nhau tạo thành một
hàng dài trước sân chùa đập vào mắt người xem hội rất ấn tượng.
Trong
những năm gần đây, Ban tổ chức có cho đấu giá chiếc lư hương đặt trước
hương án chính điện. Ai trúng thầu sẽ được đặc quyền thỉnh chiếc lư
hương này đặt trên kiệu Bà trong lễ rước. Người đấu thầu nói chung,
ngoài niềm tin được Thánh Mẫu phù hộ, họ còn lấy làm vinh dự về sự đóng
góp hào phóng của mình đối với việc công ích cho cộng đồng, cho xã hội.
Lễ
bái của bá tánh tứ xứ: Các khách đến lễ bái nhân dịp lễ này lên đến
hàng vạn người bao gồm dân chúng từ khắp các tỉnh thành ở Nam bộ. Do đó,
trên sân chùa rộng khoảng 600m2, hàng trăm ngàn người đến lễ bái xin
lộc hay cúng tạ ơn Bà đã phù hộ cho họ gặt hái được thành công trong năm
qua. Lễ vật dâng cúng nói chung là tùy từng người không có lệ phân biệt
vật phẩm là thực vật hay động vật.
Lễ
rước cộ Bà: Được tiến hành sau lễ đấu giá lồng đèn. Các đội múa lốt
(hẩu, lân, rồng, sư tử) vài chục con lần lượt từ phía tam quan kéo vào
sân biểu diễn để chúc tụng Bà, hầu Bà. Trong những năm gần đây, ngoài
các đội múa lốt còn các đoàn “sân khấu hóa”, thầy trò Tam Tạng -Tôn Ngộ
Không, Trừ Bát Giới, Sa Tăng và Bát Tiên tham dự trình diễn ở đây và
trong đám rước.
Đám
rước mở đầu lúc 14 giờ hoặc 15 giờ xuất phát từ chùa Bà, qua các con
đường chính trong thị xã rồi trở lại chùa vào lúc 18 giờ cùng ngày. Đoàn
đi đầu lễ rước với sắc phục chỉnh tề, theo sau hàng trăm người. Tiếng
trống, phèng la, bên cạnh đội hẩu, lân, rồng... các thiếu nữ gánh hoa
tươi cười, duyên dáng, trẻ trung... càng làm tăng thêm sự sôi động của
ngày hội Xuân tại chùa Bà. Trên đường cộ Bà đi qua, nhiều gia đình bày
hương án (chiếc bàn nhỏ) ra trước hiên nhà hay ngoài sân, ngoài cổng để
nghênh đón kiệu Bà. Khi cộ Bà qua khỏi thì chủ nhà cho đốt pháo (đó là
tập tục cũ trước khi có chỉ thị cấm đốt pháo). Ý nghĩa của việc rước cộ
Bà là để “Bà thăm viếng dân tình” và để bá tánh chiêm bái, cầu phúc Thực
ra, những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo...
là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự kết nối giữa thánh thần
với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong không khí
tín ngưỡng dân gian như mọi hội hè, đình đám của truyền thống văn hóa
dân tộc.
Lễ
hội “chùa Bà” Bình Dương là một lễ hội truyền thống hấp dẫn. Tuy nhiên,
cần chống hiện tượng “ký sinh” lễ hội như xin xăm, xóc quẻ, ăn xin...
Riêng tiết lễ “vay tiền Bà” (tượng trưng) có nhiều ý kiến khác nhau: Có
người cho đây là nguồn động viên tinh thần, động viên tâm lý người sản
xuất, người kinh doanh... Còn bộ phận khác lại cho đây là lừa bịp và đề
nghị loại bỏ. Quan điểm văn hóa là phải tìm cho được ranh giới mong manh
giữa mê tín dị đoan và tín ngưỡng để xử lý. Ranh giới đó chính là mục
đích, là tác dụng của vấn đề. Việc “vay tiền Bà” xét cho cùng thì không
ảnh hưởng gì đối với cộng đồng. Do đó, có thể tồn tại dưới dạng “vật
thiêng” có ý nghĩa kích thích sự hưng phấn người đi lễ về mặt tâm lý và
cũng để tạo “sự tái sinh” cần thiết nào đó...
Lễ
hội chùa Bà Thiên Hậu ở Phú Cường, Lái Thiêu, Búng, Bưng Cầu của tỉnh
Bình Dương là một ngày hội có quy mô lớn và phạm vi ảnh hưởng của cả
vùng Đông Nam bộ nói riêng và Nam bộ nói chung. Lễ hội này tuy là lễ
cúng Bà Thiên Hậu nhưng thực tế đã trở thành ngày hội Xuân - một lễ hội
Thượng nguyên mang ý nghĩa cầu phước đầu năm. Nó đặt trọng tâm vào việc
thỏa mãn nhu cầu tín ngưỡng - tâm linh không chỉ có ý nghĩa đối với
người Hoa mà còn cả với người Việt. Lễ hội đã tạo không khí tăng cường
tình đoàn kết gắn bó cộng đồng và trở thành nét văn hóa chung của dân
tộc Việt Nam.
Nguyễn Thị Lan
sugia.vn