Phan Thiết - Bình
Thuận là miền đất cuối cùng của miền Trung, phía Nam giáp miền Đông, phía Tây
là rừng núi giáp Lâm Đồng. Bình Thuận có bờ biển dài, có cả hải
đảo và vùng đồng bằng, miền núi. Chính những đặc điểm về tự nhiên đó là điều
kiện thuận lợi, để từ lâu đời trên vùng đất này đã có con người sinh sống từ
thời Tiền sử và Sơ sử mà những di tích khảo cổ học được phát hiện, khai quật đã
chứng minh sinh động về những nền văn hóa khảo cổ đã qua.
Vào đầu công nguyên cũng đã có nhiều dân tộc,
nhiều vương quốc với những nền văn hóa phát triển đã để lại đến ngày nay. Trong
số đó có vương quốc Chămpa là một trong những vương quốc hùng mạnh ở nhiều thế
kỷ ở thời cổ đại và trung đại, có một nền văn hóa phát triển rực rỡ ngang hàng
với các nước trong khu vực. Họ để lại một khối lượng di sản lớn với nhiều giá
trị về kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa dân gian, một hệ thống lễ hội phong phú,
đa dạng. Ðặc biệt về kiến trúc với nhiều nhóm đền tháp, đền thờ. Trong quá
trình mở nước về phía Nam và từ khi thành lập tỉnh Bình Thuận (1697), người
Việt đã kế thừa những thnh tựu về văn hóa của người Chăm và một phần của các dân
tộc ít người khác, để xây dựng một nền văn hóa truyền thống phát triển qua từng
thời kỳ lịch sử trên cơ sở những phong tục, tập quán văn hóa của Tổ tiên tạo nên
một nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Trải qua hơn 300 năm lịch sử các thế
hệ Tiền nhân xưa đã để lại trên đất Bình Thuận hàng trăm di tích cò giá trị, đó
là những công trình kiến trúc: tháp, đình, cha, đền. miếu ….. Từ xưa là những
yếu tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của cộng đồng dân tộc. Khi
nói đến Phan Thiết - Bình Thuận, người ta nghĩ ngay đến miền duyên hải
với những bãi tắm sạch, đẹp nổi tiếng, đã từ lâu là điểm đến đầy quyến rũ. Thế
nhưng, Phan Thiết còn là điểm hẹn của những "tour" du lịch văn
hóa hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Cùng với chủ đề: "Bình Thuận - biển ấm tình người",
"Du lịch văn hóa" là một nét mới cho du lịch Bình Thuận nhằm
hưởng ứng chương trình "Việt Nam điểm đến của thiên niên kỷ mới".Bắt
đầu từ thành phố Phan Thiết - thành phố nhỏ nhắn nhưng xinh đẹp nằm dọc
hai bên bờ sông Cà Ty - con sông được ví như dòng sữa mẹ ngọt ngào nuôi
lớn muôn người con của đất Bình Thuận. Tuy là thành phố trẻ (được vua
Thành Thái ban chỉ dụ thành lập năm 1898), nhưng theo các nhà nghiên cứu thì
phố cổ Phan Thiết hình thành trước Nha Trang và Phan Rang.
Thành phố hiện còn những ngôi nhà xưa với lối kiến trúc mang phong cách nghệ
thuật Pháp, nằm ẩn hiện trong những vườn cây, tạo nên vẻ đẹp yên ả, "rất
duyên" cho phố biển này. Chợ Phan Thiết sầm uất, nằm ngay trung tâm
thành phố với những đặc sản của đất Bình Thuận mà du khách khi đến với Phan
Thiết thường ghé lại mua về làm quà cho gia đình, người thân, bạn bè... Cách đó
không xa là khu lưu niệm trường Dục Thanh - nơi này vào năm 1910, người
thanh niên Nguyễn Tất Thành đã có một thời gian sống và dạy học ở đây, trước
khi vào Sài Gòn tìm đường cứu nước. Hiện trong khuôn viên vườn trường có cây
khế do chính tay Người chăm sóc vẫn còn đó như một kỷ niệm: "Ngôi trường
nhỏ một hôm Người đến. Cây khế sau vườn mừng trổ đỏ chùm bông". Ðối diện
với trường Dục Thanh l Phân viện Bảo tng Hồ Chí Minh - nơi trưng
bày những hình ảnh, hiện vật về Bàc Hồ với các hình ảnh về kinh tế, chính trị,
văn hóa, xã hội của tỉnh Bình Thuận. Gần trung tâm thnh phố Phan
Thiết về hướng biển còn có đình Vạn Thuỷ Tú - nơi thờ cá Voi (thần
Nam Hải). Tại đây có trên 100 bộ xương cá voi, trong đó có bộ xương cách đây
gần 200 năm. Ðiều đặc biệt ở đây được các nhà khoa học nước ngoài đánh giá là
nơi lưu giữ bộ sưu tập xương cá voi "lớn nhất thế giới". Ðến đây, du
khách sẽ hiểu thêm về tín ngưỡng tục thờ cá Voi mang đậm nét "văn hoá
biển" của ngư dân duyên hải miền Trung.Từ thành phố Phan Thiết ra Mũi
Né, ở km số 6 một cụm tháp Chàm Pôshanư (còn gọi là tháp Phú Hải) -
một trong những cụm tháp cổ còn lại đứng trầm mặc theo thời gian, minh chứng
cho nền văn hóa, văn minh Chămpa một thời rực rỡ. Tuy không còn nguyên
vẹn, nhưng tháp Pôshanư vẫn là một di tích lịch sử với kiến trúc nghệ thuật
tiêu biểu của người Chăm. Gần đó là di tích lầu ông Hoàng (xưa kia nơi này là
lâu đài "Tổ Chim Ưng" do ông hoàng người Pháp Montpensier
xây dựng để sống chung với người đẹp Phan Thiết), nằm trên một ngọn đồi
sát biển. Ðây cũng từng là nơi hò hẹn của đôi tình nhân: thi sĩ Hàn Mặc Tử -
Mộng Cầm. Chính chuyện tình của hai người mà di tích lầu ông Hoàng đã đi
vào thi ca và càng làm cho Phan Thiết được nhiều người biết đến.Bình
Thuận còn là "vùng đất Phật" với những ngôi chùa nổi tiếng
như: Cổ Thạch (hay còn gọi là Chùa Hang) ở Tuy Phong; Linh
Sơn Trường Thọ trên đỉnh núi Tà Kou ở Hàm Thuận Nam - nơi có
tượng Phật nhập Niết Bàn dài 49m, lớn nhất Việt Nam; Dinh Thầy Thím
ở Hàm Tân - tất cả đều là những danh lam thắng cảnh đẹp, đạt tiêu chuẩn
là những điểm du lịch văn hóa, du lịch hành hương hấp dẫn du khách khắp nơi tìm
về.