TÌM HIỂU VỀ PHẬT GIÁO
1. Sự hình thành Phật giáo
Đạo
Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI tr.CN; người sáng lập là
thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa), họ là Gotama (Cồ Đàm). Ông sinh năm 624
tr.CN, vào lúc ở Ấn Độ đạo Bàlamôn (Brahmanism) đang thống trị với sự
phân chia đẳng câp sâu sắc trong xã hội. Nỗi bất bình của thái tử về sự
phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân
là những nguyên nhân dân đến sự hình thành một tôn giáo mới.
Sau
khi đức Phật tạ thế, do sự bất đồng ý kiến trong việc giải thích kinh
Phật, các đệ tử của người chia làm 2 phái: Phái các vị trưởng lão, gọi
là Thượng Tọa (Théravada) theo xu hướng bảo thủ, chủ trương bám sát kinh
điển, giữ nghiêm giáo luật; Phật tử phải tự giác ngộ cho bản thân mình,
chỉ thờ Phật Thích Ca và chỉ tu đến bậc La hán. Số tăng chúng còn lại
không chịu nghe theo, họ lập ra phái Đại Chúng (Mahasaghika), chủ trương
không cố chấp theo kinh điển, khoan dung đại lượng trong thực hiện giáo
luật, thu nạp tất cả những ai muốn quy y, giác ngộ giải thoát cho nhiều
người, thờ nhiều Phật, và tu qua các bậc La hán, Bồ tát đến Phật.
Tại
các lần đại hội thứ 3-4, phái Đại Chúng soạn ra kinh sách riêng, tự
xưng là Đại Thừa (Mahayana), nghĩa là “cỗ xe lớn” (chở được nhiều người)
và gọi phái Thượng Tọa là Tiểu Thừa (Hinayana), nghĩa là “cỗ xe nhỏ”
(chở được ít người).
Phái
Đại thừa phát triển lên phía bắc, nên được gọi là Bắc Tông, phổ biến
sang Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên… Phái Tiểu thừa phát triển xuống
phía nam, nên được gọi là Nam Tông, từ trung tâm là đảo Sri – Lanca (=
Tích Lan) phát triển sang các nước Đông Nam Á.
2.Nội dung của Phật giáo
Thực
chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Cốt
lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế (Bốn chân lý kỳ diệu) hay Tứ thánh
đế (Bốn chân lý thánh), đó là:
1. Khổ đếlà
chân lý về bản chất của nỗi khổ. Khổ là gì? Đó là trạng thái buồn phiền
phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử, do mọi nguyện vọng không
được thỏa mãn.
2. Nhân đế(hay
Tập đế) là chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ. Đó là do ái dục (ham
muốn) và vô minh (kém sáng suốt). Dục vọng thể hiện thành hành động gọi
là Nghiệp (karma); hành động xấu khiến con người phải nhận hậu quả của
nó (nghiệp báo), thành ra cứ luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát
ra được.
3. Diệt đếlà
chân lý về cảnh giới diệt khổ. Nỗi khổ sẽ được tiêu diệt khi nguyên
nhân gây ra đau khổ bị loại trừ. Sự tiêu diêt khổ đau gọi là niết bàn
(nirvana – nghĩa đen là “không ham muốn”, dập tắt). Đó là thế giới của
sự giác ngộ và giải thoát.
4. Đạo đếlà
chân lý chỉ ra con đường diệt khổ. Con đường diệt khổ, giải thoát và
giác ngộ đòi hỏi phải rèn luyện đạo đức (giới), tư tưởng (định) và khai
sáng trí tuệ (tuệ). Ba môn học này được cụ thể hóa trong khái niệm bát
chính đạo (tám nẻo đường chân chính). Đó là: chính ngữ, chính nghiệp,
chính mạng (thuộc lĩnh vực rèn luyện đạo đức – Giới); chính niệm, chính
định (thuộc lĩnh vực rèn luyện tư tưởng – Định); chính kiến, chính tư
duy, chính tinh thần (thuộc lĩnh vực khai sáng trí tuệ - Tuệ).
Toàn
bộ giáo lý của Phật giáo được xếp thành ba tạng (tạng = chứa đựng):
Kinh tạng chứa các bài thuyết pháp của Phật và một số đệ tử; Luật tạng
chứa các lời Phật dạy về giới luật và nghi thức sinh hoạt của chúng
tăng; Luận tạng chứa những lời bàn luận.
Phật
giáo coi trọng Phật – Pháp – Tăng, gọ là Tam bảo. Đức Phật sáng lập ra
Phật giáo; Pháp (giáo lý) là cốt tủy của đạo Phật; Tăng chúng (người
xuất thân như tu hành) truyền bá Phật pháp trong thế gian.
Nhắc
đến Trần Nhân Tông, là người Việt Nam, ai trong chúng ta cũng biết đó
là ông vua anh hùng đã hai lần đánh thắng cuộc xâm lược của Nguyên Mông,
đạo quân bách chiến bách thắng từ Á sang Âu hồi ấy. Nhắc đến Trần Nhân
Tông là nhắc đến thời đại cực thịnh của nhà Trần, khi chung quanh ông là
những khuôn mặt đã tạo ra cái thời đại lịch sử vẻ vang ấy: Trần Quang
Khải, Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật, Trần
Quốc Toản, Mạc Đỉnh Chi, Lê Văn Hưu, Trương Hán Siêu, Tuệ Trung Thượng
Sĩ, Pháp Loa, Huyền Quang…
Và
riêng với lịch sử đạo Phật Việt Nam, nhắc tới vua Nhân Tông là nhắc tới
một trường hợp duy nhất sau Đức Thích Ca: một vị vua bỏ ngôi, xuất gia
đắc đạo và trở thành Sơ Tổ của phái Thiền Trúc Lâm do người Việt Nam
sáng lập, một cuộc đời biểu lộ cái sức sống diệu kỳ của đạo Phật trong
mọi hoàn cảnh đời sống. Vua đã chứng minh được bằng chính cuộc đời mình
đạo Phật là cái gì sống động, rằng đối với người hiểu biết, thì đạo Phật
có mặt trong giờ phút chiến tranh dầu sôi lửa bỏng, đạo Phật có mặt
trong lúc an nhàn nhìn ngắm buổi chiều quê (bài thơ Thiên Trường văn
vọng), đạo Phật trên con đường đi khắp thôn làng để giảng kinh Thập
Thiện, đạo Phật có mặt trong tất cả các mối tương quan vua tôi, cha con,
chồng vợ, người giữ nước và kẻ xâm lăng…
Khi
nói rằng đạo Phật là cái trục cốt lõi quanh đó cuộc đời Trần Nhân Tông
xoay chuyển: khi thì ứng phó với hoàn cảnh này, khi đáp ứng hoàn cảnh
nọ, không phải là đề cao quá mức ảnh hưởng của đạo Phật với nhà vua Trần
Nhân Tông, không phải là “thấy sang bắt quàng làm họ”. Ông nội vua là
Trần Thái Tông, người viết nên bản văn Thiền Khóa Hư Lục; ngay từ thiếu
niên vua đã gặp Thượng sĩ Tuệ Trung và thờ làm thầy, vua cũng đã có ý
định nhường ngôi cho em để xuất gia; về cuối đời khi đã hoàn thành bổn
phận trị nước, vua làm lễ xuất gia ngay giữa triều đình, trở thành Sơ Tổ
phái Thiền Trúc Lâm.
Vì
thế nghiên cứu một vài sự việc trong cuộc đời vua Trần Nhân Tông chính
là tìm hiểu xem đạo Phật đã biểu lộ nơi một con người trước những hoàn
cảnh khác biệt nhau như thế nào. Sau đây chúng ta xét qua vài sự việc ấy
mà không theo thứ tự lịch sử.
Hội
nghị Diên Hồng: Sau hội nghị quân sự Bình Than, vua triệu tập bô lão
khắp nước dự tiệc ở điện Diên Hồng để trưng cầu ý kiến nên hòa hay nên
đánh. Tất cả đều đồng lòng: Xin đánh. Năm đó vua 27 tuổi. Ở đây ta thấy
sự biểu lộ của tinh thần vô ngã và bình đẳng của đạo Phật. Vô ngã nghĩa
là không cho mình là nhất, ý mình là ý trời, mặc dù đang ở ngôi vua, mà
trước sự an nguy, tồn vong của đất nước, trước sự có thể thiệt hại lớn
lao về sinh mạng và của cải của mọi người, vua không tự mình quyết định,
mà xin ý kiến của toàn dân. Bình đẳng là không phân biệt địa vị, tuổi
tác, dòng tộc, quyền lợi mà cùng chung nhau tìm ra giải pháp. Có thể nói
hội nghị Diên Hồng là sự chiến thắng của tinh thần dân chủ, và sự chiến
thắng của lòng dân ấy đã tạo ra chiến thắng quân sự sau đó, là lần
chiến đấu gian khổ, nguy ngập nhất.
Gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm, tạo nên nền hòa bình Chiêm Việt lâu
dài: Năm 1301 vua đi thăm Chiêm Thành, sau khi đã xuất gia, vua hứa gả
công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm là Chế Mân. Vua Chiêm dâng hai châu
Ô, Lý (Thuận, Hóa tức Bình Trị Thiên) làm lễ cưới. Sự việc này dẫn đến
một nền hòa bình ở phương Nam giữa Chiêm và Việt. Về sau, bằng tình cảm
đơn giản của mình, dân gian thương tiếc cho công chúa Huyền Trân (Tiếc
thay cây quế giữ rừng, Để cho thằng Mán, thằng Mường nó leo), người thì
bảo đây là hành động chính trị để có thêm hai châu Thuận, hóa. Xét sâu
xa hơn, với một người thấm nhuần đạo Phật từ nhỏ, có phải rằng đây là
kết quả của một cái nhìn đạo Phật: tất cả chúng sanh đều có Phật tánh,
bất kể màu da, chủng tộc, ngôn ngữ. Có phải rằng đây là hành động của
một người đã xóa bỏ nơi mình đầu óc phân biệt chủng tộc, đã nhìn thấy
mọi người đều đáng trân trọng, một người đã xem sự hòa bình và an toàn
của mọi sinh vật là quan trọng hơn hết?
Trước
cái chết của Toa Đô: Năm 1285 là năm nguy khốn của nhà Trần, thế giặc
cả thủy lẫn bộ mạnh nhất trong ba lần xâm lăng, triều đình chạy vào
Thanh Hóa, phía Bắc Thoát Hoan đánh xuống, phía Nam Toa Đô đánh ra, thế
nước như chỉ mành treo chuông, Trần Hưng Đạo phải nói: xin chém đầu tôi rồi hãy hàng.
Tháng 5 quân ta phản công, Toa Đô bị chém ở Tây Kết. Khi những tang tóc
điêu linh còn sờ sờ trước mắt – Trần Bình Trọng không chịu dụ hàng,
“thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vua đất Bắc”, bị xử chém – Thăng Long
bị giặc phá phách hoang tàn, thế mà trước thủ cấp của tướng giặc Toa Đô,
vua thương hại nói: “Người làm tôi phải như thế này”, rồi cởi áo ngự
đắp lên cho chôn cất. Trong thời phong kiến Trung cổ, một cử chỉ như thế
đang lúc chiến tranh quả là hiếm thấy. Đó là một hành động phát lộ từ
cội nguồn Từ Bi Hỷ Xả, tạo thành nhân cách đạo Phật. Từ bi trước cái
chết của một con người, Hỷ xả trước cái vô minh của tham vọng vô nghĩa
của một đồng loại. Cũng với Từ Bi Hỷ Xả đó mà vua cho trả hết tù binh
sau khi đã thích chữ trên trán
Bao
dung với Trần Khánh Dư: Trần Khánh Dư tánh tình có phần thô thiển có
chiến công được phong là Phiêu Kỵ Tướng quân – một chức chỉ dành phong
cho các hoàng tử – Sau lại dan díu với công chúa Thiên Thụy. Khánh Dư bị
án “phải đánh chết”, nhưng vua dặn “chớ đánh chết” rồi lột bỏ chức
tước, sản nghiệp về làm nghề bán than ở Chí Linh. Sau, trong hội nghị
Bình Than ở Chí Linh, vua cho phục chức làm phó tướng, mà vẫn giữ
nguyên án cũ, nhưng cho lập công chuộc tội. Khánh Dư thua trận nhiều
lần, vua cũng kiên nhẫn không hỏi tội như các tướng khác yêu cầu. Mãi
đến năm 1288, Khánh Dư mới phá được đoàn thuyền tiếp vận của Trương Văn
Hổ, góp phần quyết định cho cuộc kháng chiến thắng lợi thứ 3. Về sau trở
thành một tướng giỏi đời Trần.
Ở
đây, chúng ta nhớ lại lời của Thiền Sư Ngũ Tổ Pháp Diễn: “Người xưa
thích nghe lỗi mình, vui với sự làm thiện, kiên nhẫn bao dung kẻ hoang
sơ thô lỗ, nhân hậu che điều xấu lỗi cho người, khiêm nhường giao tiếp
vói bạn hữu, siêng năng cứu giúp tất cả, chẳng vì được mất mà có hai
lòng, bởi thế mà quang minh càng lớn lao, chiếu soi kim cổ”.
Qua
sự bao dung với Trần Khánh Dư, qua việc cho đốt hết tài liệu thơ từ có
thể tố cáo những người có liên hệ với giặc trong thời chiến tranh mà
không hề xem qua, phải chăng vua đã luôn luôn tin tưởng rằng cái tốt cái
thiện mới là khuôn mặt chân thường của con người, còn cái ác cái xấu
chỉ là vô thường, tạm bợ ? Có phải vua đã luôn luôn có niềm tin vĩnh cửu
của Kinh Pháp Hoa: “Tất cả chúng sanh đầu bất kỳ hạng loại gì rồi cũng
sẽ thành Phật”.
Xả
bỏ ngôi vua để xuất gia và sống cuộc đời vì tất cả mọi người: Năm 41
tuổi, vua xuất gia ở triều đình, lập ra phái Thiền Trúc Lâm ở núi Yên
Tử, từ đây vua tu hạnh đầu đà, truyền bá đạo Phật khắp hang cùng ngõ hẻm
cho đến tận Chiêm Thành, đồng thời vẫn làm cố vấn cho con là vua Trần
Anh Tông. Có lẽ đây là vị vua độc nhất trong lịch sử Đông Tây đã làm một
hành động giống như Đức Phật Thích Ca. Sự xả bỏ ấy là sự xả bỏ của một
người đã thấy thật tướng của tất cả các pháp, đã giải thoát, tự tại với
tất cả, như chương thứ 42, Đạt Thế Tri Huyễn của Kinh Bốn Mươi Hai
Chương ghi nhận: “Đức Phật nói: Ta xem thấy ngôi vua chúa như bụi qua
khe hở, thấy châu báu vàng ngọc như ngói đá, thấy gấm vóc lụa là như vải
rách, thấy đại thiên thế giới như trái lật trong bàn tay, thấy hồ nước A
Nậu như thau rửa chân bẩn. Ta xem thấy những món phương tiện như thành
báu huyển hóa, thấy vô thượng thừa như vàng ngọc lụa là trong mộng, thấy
Phật đạo như hoa trước mắt, thấy thiền như cột trụ núi Tu Di, thấy Niết
Bàn như ngày đêm thức tỉnh, thấy chánh kiến tà kiến như sáu con rồng
lượn múa, thấy bình đẳng như thật địa nhất chơn, thấy sự hưng hóa như
cây cỏ bốn mùa”.
Đó
là cái thấy của Trần Nhân Tông khi bỏ ngôi vua để thành một Thiền sư
giải thoát, như lời nói cuối cùng của vua: “Tất cả pháp không sanh, tất
cả pháp không diệt. Nếu thấy hiểu như thế. Chư Phật thường hiện tiền”.
Nhưng
sự xuất gia của vua không phải là thái độ tiêu cực “bỏ đời” mà chính là
sự hoàn thành ở mức độ cao nhất cái bổn phận trách nhiệm của một con
người: tự giác, giác tha. Từ đây, với tư cách là một ông vua bỏ ngôi,
một vị Thượng hoàng, một vị Tổ đầu tiên của Thiền Trúc Lâm, đồng thời là
một Quốc sư, vua một thân một mình với hạnh đầu đà đi khắp hang cùng
ngõ hẻm để truyền bá Phật pháp. Sự xuất gia đó là thành tựu đẹp đẽ nhất,
trong đó con người chính trị, con người thao lược, con người văn hóa,
con người đạo đức kết hợp nơi một đỉnh cao: hoàn toàn sống vì mọi người,
cho tất cả mọi người.
Để
kết luận, khi nhắc lại cuộc đời Trần Nhân Tông là nhắc lại một con
người đã thể hiện, đã sống đươc đạo Phật, đã biểu lộ cái Chân Thiện Mỹ
ra giữa cuộc đời. Vua là bằng chứng nổi bật cho điều chúng ta thường
nói: dùng cái chân lý “bất biến” của đạo Phật mà “tùy duyên” với mọi
cảnh, bất biến để tùy duyên, tùy duyên mà bất biến. Đó là một cuộc đời
“khế lý khế cơ”. Nơi vua những danh từ như bình đẳng, vô ngả, từ bi, hỷ
xả, vị tha… những ý niệm như “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều sẽ
thành Phật”, “Giải thoát hiện tiền ngay trong đời sống”, “Phật pháp
chẳng lìa thế gian pháp”, “Sanh tử tức Niết Bàn” không còn lý thuyết, mà
danh từ đã biến thành thực tại, ý niệm trở thành thực tiễn, đó có phải
là điều mà đạo Phật gọi là sự tu chứng?
Qua
vua chúng ta thấy đạo Phật không bao giờ cạn nguồn. Đạo Phật là nguồn
sống không bao giờ cạn, luôn luôn sẵn sàng cung ứng cho mọi hoàn cảnh
sống, cho mọi cuộc đời, cho mọi biến thái phát triển của lịch sử. Vấn đề
duy nhất còn lại là vấn đề của mỗi chúng ta: chúng ta vận dụng được đạo
Phật vào cuộc đời, vào hoàn cảnh mình như thế nào?
Với
riêng chúng ta, đạo Phật đã truyền vào từ trước cả Trung Hoa. Với gia
sản khổng lồ của cha ông như thế, chúng ta đang và sẽ đóng góp được gì
vào sự phát triển vật chất lẫn tinh thần của toàn bộ đất nước chúng ta?
ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG DÂN TỘC
Đạo
Phật truyền vào nước ta khoảng những năm đầu Công nguyên, đã trở thành
một trong những hệ tư tưởng có sức sống lâu dài nhất và song hành cùng
Dân tộc trong mọi thời đại. Chính vì vậy, văn hóa Phật giáo ảnh hưởng
rất sâu rộng đến đời sống của dân tộc .
“Trang sử Phật
Đồng thời là trang sử Việt,
Trải bao độ hưng suy
Có nguy mà chẳng mất...”
(Hồ Dzếnh)
Đạo Phật đã thích ứng với mọi hoàn cảnh lịch sử của Dân tộc,
hòa nhập cùng Dân tộc như nước với sữa, đã trở thành một tôn giáo rất
gần gũi, thân thương với Dân tộc và con người Việt Nam.
“Mái Chùa che chở hồn dân tộc,
Nếp sống muôn đời của Tổ tông…”
Có
thể nói, đây là sự hòa mình của Đạo Phật, là quá trình Đạo Phật dần dần
được dân gian Việt Nam hóa, biến thành một phần của cơ thể xã hội Việt
Nam. Vì thế, “ Đạo Phật trong đời sống dân tộc” là máu và thịt, là tim
và óc trong một cơ thể của một con người.
Ngược
dòng lịch sử, cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm, giữa lúc xã hội Ấn Độ
đang rối ren, nhân dân cơ cực lầm than, bởi chế độ phân chia đẳng cấp
hết sức khắc nghiệt, Thái tử Tất-Đạt-Đa, một Thái tử có lòng vị tha rộng
lớn, chiêm nghiệm về nỗi khổ ở đời, đã quyết định hy sinh đời sống
vương giả, để tìm cách giải thoát đau khổ cho nhân loại. Tất-Đạt-Đa, con
Vua Tịnh-Phạn và Hoàng Hậu Ma-Gia, nước Ca-tỳ-la-vệ, xứ Ấn Độ. Sau năm
năm tầm đạo, sáu năm tu khổ hạnh, bốn mươi chín ngày ngồi thiền định
đưới gốc cây Bồ đề, Ngài đã thành bậc chánh đẳng, chánh giác, hiệu là
Thích-Ca Mâu-Ni.
Đạo
Phật quan niệm bản thể của vũ trụ là chân như, có có, không không. Các
hiện tượng là vô thường, luôn luôn chuyển động. Trong sự sống có cái
chết, chết là điều kiện cho sự sinh thành mới. Thời gian là vô cùng,
không gian là vô tận. Trong vũ trụ có đến ba ngàn thế giới, đời thì có
nhiều kiếp, một tiểu kiếp có đến mười sáu triệu năm, và con người ở
trong vòng luân hồi sinh tử.
Dựa vào các sử liệu, hiện nay hầu hết các Sử gia đều đồng ý với những điểm cơ bản như sau :
- Đạo Phật đã đến Việt Nam trước hết là đường biển, theo bước chân của các doanh nhân và Tăng sĩ Ấn Độ.
-
Đạo Phật được truyền đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa. Trong giai
đoạn khai sinh, Phật giáo Việt Nam cũng đã hưng thịnh hơn Phật giáo
Trung Hoa cùng thời.
Trong “Lĩnh Nam Chích Quái” của Vũ Quỳnh, Kiều Phú “Truyện Nhất Dạ Trạch” -còn gọi là “Truyện Chử Đồng Tử”- đã viết:
“Hùng
Vương truyền tới đời thứ ba thì sinh hạ được người con gái là Tiên Dung
Mỵ Nương, đến tuổi mười tám dung mạo đẹp đẽ nhưng Công chúa chỉ mãi mê
vui chơi, chu du khắp thiên hạ. Hồi đó ở làng Chữ Xá, cạnh sông lớn có
người dân tên là Chử Vi Vân sinh hạ được Chử Đồng Tử, Tiên Dung gặp Chử
Đồng Tử trong một tình huống thật đặc biệt và cho đó là duyên trời định
nên hai người kết duyên chồng vợ. Bây giờ ở núi Quỳnh Viên, trên núi có
am nhỏ, Đồng Tử lên am chơi gặp Tiểu tăng là Ngưởng Quang (còn gọi là
Phật Quang) giác ngộ cho Đồng Tử, Đồng Tử trở về giảng lại đạo Phật cho
Tiên Dung và Tiên Dung giác ngộ…”
Một
sử liệu khác chứng minh rằng đạo Phật đã đến và đã hưng thịnh ở Việt
Nam trước khi du nhập và phát triển tại Trung Quốc được ghi trong sách
“Thiền Uyển Tập Anh Ngữ Lục” chuyện trong một lễ Trai Tăng vào ngày rằm
tháng hai năm 1096, tại Kinh thành Thăng Long, bà Hoàng Thái Hậu Phù Cẩm
Linh, tức Vương Phi Ỷ Lan hỏi Thiền sư Trí Không, (sau được tôn làm
Thông Biện quốc sư) “Đạo Phật đến nước ta hồi nào?” Các vị sư ngồi im
lặng, riêng Thiền sư Trí Không đã trả lời như sau : “Xét chuyện Đàm
Thiên pháp sư, ta thấy từ đời Tùy Cao Tổ, Phật pháp được nâng đỡ rất
nhiều. Vua Văn Đế nói : “Ta muốn làm chùa Tháp ở Giao Châu để cho phước
được thấm nhuần đại thiên thế giới . . .” Pháp Sư Đàm Thiên liền tâu :
“Giao Châu có đường thông với Thiên Trúc (Ấn Độ). Khi Phật giáo mới tới
Giang Đông chưa đầy đủ thì ở Thủ Phủ Luy Lâu của Giao Châu đã có tới hai
mươi ngôi chùa, độ được hơn 500 vị Tăng già và dịch được 15 cuốn Kinh
rồi. Như vậy, Phật giáo được truyền đến Giao Châu trước khi đến Giang
Đông”.
Trước
khi Phật giáo du nhập vào, nước ta đã có một hệ thống tín ngưỡng, phong
tục trong dân gian vô cùng phong phú. Người Việt quan niệm rằng : “Ông
Trời ở trên cao có thể nhìn thấy mọi việc dưới đất, biết trừng phạt kẻ
làm ác, giúp đỡ kẻ làm lành… Ông Trời có những thuộc hạ gần xa. Gần thì
có ông Sấm, bà Sét, xa có Sơn Tinh, Thủy Tinh, thần núi Tản Viên, thần
cây đa, ông Táo, ông Địa.... Linh hồn con người không hẳn là bất diệt,
nhưng có thể tồn tại một thời gian khá lâu quanh quẩn bên xác người chết
và có thể ở chung với người thân thích còn sống trong một thời gian để
che chở, bảo hộ.”(Nguyễn Lang-Việt Nam Phật giáo Sử luận)
Như
thế, ngay từ buổi mới du nhập vào đất Việt, Phật giáo đã hòa quyện,
hội nhập trong lòng Dân tộc. Khi đất nước trãi qua ngàn năm Bắc thuộc,
Phật giáo cùng chung số phận khổ nhục, đau thương, ẩn nhẫn, chịu đựng.
Đến nữa Thế kỷ thứ X, khi dân tộc vùng lên giành độc lập thì tức khắc
Phật giáo đã cùng dân tộc đồng hành xây dựng, phát triển quê hương.
Rồi
các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần là thiên sử “Anh hùng ca” dài bốn trăm
năm mươi năm, chẳng những chứng minh tinh thần độc lập, hào hùng, bất
khuất của Dân tộc mà đồng thời khẳng định tinh thần gắn liền Đạo pháp
với Dân tộc của Phật giáo Việt Nam, là điểm son, là dấu ấn truyền thống
đặc thù của Phật giáo Việt Nam trong lòng Dân tộc.
Thế
kỷ XX, cả dân tộc đứng lên chống Thực dân và Đế quốc giành lại chủ
quyền cho Dân tộc thì Phật giáo Việt Nam lại một lần nữa khẳng định vai
trò của mình, kề vai sát cánh cùng nhân dân để đấu tranh thực thi khát
vọng hòa bình, hạnh phúc.
Ngày nay, với phương châm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam càng khẳng định tính chất gắn bó giữa Phật giáo với Dân tộc Việt Nam.
Trong
đời sống thường ngày, chúng ta không lạ gì với những biểu tượng của
Phật giáo. Những hình ảnh đó được thể hiện trong đời sống một cách tự
nhiên:
“Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương…”
Hoặc:
“Dù ai đi đâu, ở đâu,
Đến ngày Phật Đản năm châu cùng về.
Dù ai buôn bán trăm bề,
Đến ngày Phật Đản ta về chùa ta.
QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO TẠI VIỆT NAM
Theo
đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên.
Luy Lâu, trụ sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm phật giáo
quan trọng. Từ đây, có những người như Khương Tăng Hội (gốc Trung Á)
hoặc Ma-ha-kì-vực (Mahajivaka, nhà sư Ấn Độ), đã đi sâu vào Trung Hoa
truyền đạo. Sau này, khi trả lời vua Tùy Văn Đế về tình hình Phật giáo
Giao Châu, nhà sư Đàm Thiên đã nói rằng: “Xứ Giao Châu có đường thông
sang Thiên Trúc. Phật giáo truyền vào Trung Hoa chưa phổ cập đến Giang
Đông, mà xứ ấy đã xây ở Luy Lâu hơn 20 bảo tháp, độ được hơn 500 tăng và
dịch được 15 bộ kinh rồi. Thế là xứ ấy theo đạo Phật trước ta”.
Từ
Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam: Thiền
tông, Tịnh Đồ tông, Mật tông.Cũng do Phật giáo đã được truyền trực tiếp
từ Ấn Độ vào Việt Nam ngay từ đầu công nguyên nên từ Buddha tiếng Phạn đã được phiên âm trực tiếp sang tiếng Việt thành Bụt. Phật giáo lúc này mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông.
Và trong con mắt của người Việt Nam nông nghiệp, Bụt như một vị thần
luôn có mặt ở khắp nơi, sẵn sàng xuất hiện cứu giúp người tốt và trừng
trị kẻ xấu. Sau này, sang thế kỷ IV – V, lại có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào. Chẳng mấy chốc, nó đã lấn át và thay thế luồng Nam tông có từ trước đó. Từ Buddha vào tiếng Hán phiên âm thành Phật; từ đây từ Phật dần dần thay thế cho từ Bụt: Bụt chỉ còn trong các quán ngữ với nghĩa ban đầu (ví dụ: Gần chùa gọi Bụt bằng anh),hoặc chuyển thành nghĩa ông tiên trong các truyện dân gian (như Tấm Cám).
Thiền tônglà
tông phái phật giáo do nhà sư Ấn Độ Bồ-đề-đạt-ma (Bodhidharma) sáng
lập ra ở Trung Quốc vào đầu thế kỷ VI. “Thiền” (rút gọn của Thiền-na, phiên âm Hán – Việt từ Dhiana tiếng
Sanscrit nghĩa là “tĩnh tâm”) chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ
(thiền) để tự mình tìm ra chân lý. Thiền tông Việt Nam luôn đề cao cái
Tâm. Phật tại tâm, tâm là niết bàn, là Phật. Quốc sư Yên Tử nói với Trần
Thái Tông: “Núi vốn không có Phật, Phật ở tại tâm, tâm lặng lẽ sáng
suốt ấy là chân Phật”. Tu theo Thiền tông đòi hỏi nhiều công phu và khả
năng trí tuệ, do vậy chỉ phổ biến ở giới trí thức thượng lưu, cũng nhờ
họ ghi chép lại mà nay ta được biết về lịch sử Thiền tông Việt Nam khá
rõ.
Khác với Thiền tông, Tịnh Độ tông chủ trương dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ. Đó là việc họ hướng đến một cõi niết-bàn cụ thể gọi
là cõi Tịnh Độ (=yên tĩnh, trong sáng), được hình dung như một nơi Cực
Lạc do đức Phật A-di-đà (Amitabha = vô lượng quang) cai quản. Đó còn là
việc bản thân họ cần thường xuyên đi chùa lễ Phật, thường xuyên tụng
niệm danh hiệu Phật A-di-đà. Hình dung cụ thể về niết bàn là để có đích
mà hướng tới; còn tượng Phật và niệm danh Phật là để thường xuyên nhớ
đến những lời dạy của Người mà ráng làm theo. Nhờ cách tu đơn giản như
vậy, Tịnh Độ tông trở thành Phật giáo của giới bình dân và phổ biến khắp
cõi Việt Nam: đâu đâu ta cũng gặp người dân trụng niệm Nam mô A-di-đà Phật! (=
Nguyện quy thep đức phật A-di-đà). Tượng A-di-đà cũng thuộc loại tượng
Phật lâu đời và phổ biến hơn cả (tới nay còn giữ được pho tượng A-di-đà
bằng đá cao khoảng 2,5 mét, tạc năm 1057 ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh),
phía ngoài tượng này xưa vốn dát vàng).
Mật tông là
phái chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí (bí mật) như dùng linh
phù, mật chú, ấn quyết… để thu hút tín đồ và mau chóng đạt đến giác ngộ
và giải thoát. Vào Việt Nam, Mật tông không tồn tại độc lập như một tông
phái riêng mà nhanh chóng hòa vào dòng tín ngưỡng dân gian với những
truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật, yểm bùa trị tà ma và chữa bệnh…
Do
thâm nhập một cách hòa bình, ngay từ thời Bắc thuộc, Phật giáo đã phổ
biến rộng khắp. Đến thời Lý – Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới
mức cực thịnh. Nhà nho Lê Quát, học trò Chu Văn An, đã lấy làm khó chịu
khi thấy toàn dân theo Phật: “Phật chỉ lấy điều họa phúc mà động lòng
người, sao mà sâu xa và bền chắc đến như vậy? Trên từ vương công, dưới
đến thứ dân, hễ làm cái gì thuộc về việc Phật, thì hết cả gia tài cũng
không tiếc. Nếu hôm nay đem tiền của để làm chùa, xây tháp thì hớn hở
vui vẻ, như trong tay đã cầm được cái biên lai để ngày sau đi nhận số
tiền trả báo lại. Cho nên, trong từ kinh thành ngoài đến châu phủ, đường
cùng, ngõ hẻm, chẳng khiến đã theo, chẳng thề mà tin; hễ chỗ nào có nhà
thì ở đó có chùa Phật; bỏ đi tì làm lại, hư đi thì sửa lại”.
Chùa Một Cột
|
Rất
nhiều chùa tháp có quy mô to lớn hoặc kiến trúc độc đáo được xây dựng
trong thời gian này như chùa Phật Tích, chùa Dạm (chùa Đại Lãm), chùa
Diên Hựu (Một Cột); chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Hương Lãng, chùa
Linh Xứng, chùa Bối Khê, chùa Thái Lạc, hệ thống chùa Yên Tử, tháp Bình
Sơn…
Khâm
phục những thành tựu của văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý – Trần,
sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ
thuật lớn mà họ gọi là An Nam tứ đại khí. Đó là:
1) Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm: Chùa
Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI,
có pho tượng Di-lặc bằng đồng. Theo văn bia nay vẫn còn giữ được trong
chùa thì tượng cao 6 trượng (xấp xỉ 24m), đặt trong một tòa Phật điện
cao 7 trượng. Đứng từ bến đò Đông Triều, cách xa 10 dặm vẫn còn trông
thấy nóc điện.
2) Tháp Báo Thiên:Gồm
12 tầng, cao 20 trượng, do vua Lý Thánh Tông cho xây dựng vào năm 1057
trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía tây hồ Lục Thủy (tức hồ Gươm, Hà
Nội) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc bằng đồng. Tháp là đệ nhất
danh thắng đế đô một thời. Đến năm 1414, tháp bị quân Vương Thông tàn
phá, nền tháp còn lại to như một quả đồi, có thời dùng làm nơi họp chợ.
Thời Pháp, những gì còn sót lại đã bị phá hủy hoàn toàn để xây nhà thờ
lớn trên đất ấy.
3) Chuông Quy Điền:Năm
1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất kho hàng vạn cân đồng để đúc quả chuông
này và dự định treo tại chùa Diên Hựu (tiền thân chùa Một Cột sau này),
trong một tòa tháp bằng đá xanh cao 8 trượng. Nhưng chuông đúc xong to
quá (tương truyền có đường kính 1,5 trượng (gần 6m), cao 3 trượng (gần
12m), nặng tới vài vạn cân), không treo lên nổi đành để ở ngoài ruộng.
Mùa nước ngập, rùa bò ra bò vào nên dân gian gọi là chuông Quy Điền (=
ruộng rùa).
4) Vạc Phổ Minh:Đúc
bằng đồng vào thời Trần Nhân Tông, đặt tại sân chùa Phổ Minh (tức Mạc,
ngoại thành Nam Định). Vạc sâu 4 thước (gần 1,6m), rộng 10 thước (gần
4m), nặng trên 7 tấn. Vạc to tới mức có thể nấu được cả một con bò mộng;
trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc. Đến nay vẫn còn 3 trụ
đá kê chân vạc trước sân chùa.
Sang
đời Lê, nhà nước tuyên bố lấy Nho giáo làm quốc giáo, Phât giáo dần dần
suy thoái. Đầu thế kỷ XVIII, vua Quang Trung có quan tâm chấn hưng đạo
Phật, xuống chiếu chỉnh đốn việc cất chùa, cho cất các chùa lớn đẹp,
chọn các tăng nhân có học thức và đạo đức cho coi chùa, song vì vua mất
sớm nên việc này ít thu được kết quả.
Đến thế kỷ XX, đứng trước trào lưu Âu hóa và những biến động do sự giao lưu với phương Tây mang lại, phong trào chấn hưng Phật giáo được
dấy lên, khởi đầu từ các đô thị miền Nam. Những năm 30, các hội Phật
giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và Bắc Kỳ lần lượt ra đời với những cơ quan ngôn
luận riêng. Cho đến nay, Phật giáo là tôn giáo có số lượng tín đồ đông
nhất ở Việt Nam. Pho tượng đồng lớn nhất được đúc trong thời hiện đại
cũng là tượng Phật – đó là pho tượng Phật A-di-đà cao 4m, trọng lượng kể
cả tòa sen 14 tấn, đúc trong 3 năm (1949 – 1952), hiện đặt tại chùa
Thần Quang làng Ngũ Xã (thường đọc chệch thành Ngũ Xá), bên hồ Trúc
Bạch, Hà Nội.
Những đặc điểm của Phật giáo Việt Nam
1. Tính tổng hợp
Đây là đặc trưng của lối tư duy nông nghiệp, cũng là đặc trưng nổi bật nhất của Phật giáo Việt Nam.
Khi
vào Việt Nam, Phật giáo đã tiếp xúc ngay với các tín ngưỡng truyền
thống của dân tộc, và do vậy đã được tổng hợp chặt chẽ ngay với chúng.
Hệ thống chùa “Tứ pháp” thực ra vẫn chỉ là những đền miếu dân gian thờ
các vị thần tự nhiên Mây-Mưa-Sấm-Chớp và thờ đá. Lối kiến trúc phổ biến
của chùa Việt Nam là “tiền Phật, hậu Thần” với việc đưa các thần, thánh,
các thành hoàng, thổ địa, các anh hùng dân tộc vào thờ trong chùa. Có
những chùa còn có cả bàn thờ cụ Hồ Chí Minh ở Hậu tổ. Hầu như không chùa
nào là không để bia hậu, bát nhang ho các linh hồn, vong hồn đã khuất.
Phật
giáo Việt Nam là tổng hợp các tông phái lại với nhau. Ở Việt Nam, không
có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Tuy chủ trương của Thiền tông
là bất lập ngôn, song ở Việt Nam chính các thiền sư đã để lại nhiều
trước tác có giá trị. Dòng Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi thì pha trộn với Mẫu
giáo, nhiều thiền sư phái này, nhất là những vị sống vào thời Lý như Vạn
Hạnh, Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không, đều nổi tiếng là giỏi pháp thuật,
có tài biến hóa thần thông. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con
đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền tông với Tịnh Độ
tông.
Các
chùa phía Bắc là cả một Phật điện vô cùng phong phú với hàng mấy chục
pho tượng Phật, bồ tát, la hán của các tông phái khác nhau. Ở phía Nam,
Đại thừa và Tiểu thừa kết hợp mật thiết với nhau: nhiều chùa mang hình
thức tiểu thừa (thờ Phật Thích Ca, sư mặc áo vàng) nhưng lại theo giáo
lý Đại thừa, bên cạnh Phật Thích Ca lớn vẫn có nhiều tượng nhỏ, bên cạnh
áo vàng vẫn có đồ nâu lam.
Phật
giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho,
với Đạo, tạo thành quan niệm Tam giáo đồng nguyên (3 tôn giáo cùng phát
nguyên từ một gốc) và Tam giáo đồng quy (3 tôn giáo cùng quy về một
đích).
Phật
giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ với việc đạo và việc đời. Vốn là một tôn
giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: Các
cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ
trọng. Sự gắn bó đạo – đời không chỉ thể hiện ở việc các nhà sư tham gia
chính sự, mà ngược lại còn có khá nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6
thế hệ đệ tử của phái Thảo Đường thì đã có tới 9 người là vua quan
đương nhiệm. Không phải ngẫu nhiên mà ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà
Trần, lại có chiếc vạc đồng lớn (1 trong “An Nam tứ đại khí”) tượng
trưng cho quyền lực.
Vẫn
với truyền thống gắn bó với đời, đầu thế kỷ XX, Phật tử Việt Nam hăng
hái tham gia vào các hoạt động xã hội (như cuộc vận động đòi ân xá Phan
Bội Châu và đám tang Phan Châu Trinh). Thời Diệm – Thiệu, Phật tử miền
Nam đã tham gia tích cực vào phong trào đấu tranh đòi hòa bình và độc
lập dân tộc, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đấu tranh phản đối
nền độc tài của gia đình họ Ngô, đỉnh cao là sự kiện hòa thượng Thích
Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
Các
vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông, sang Việt Nam biến thành Phật
Ông – Phật Bà. Bồ tát Quán Thể Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với
nghìn mắt nghìn tay – vị thần hộ mệnh của cư dân khắp vùng sông nước
Đông Nam Á (nên còn gọi là Quan Âm Nam Hải). Ở một số vùng, ngay cả Phật
tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (người Tày Nùng gọi là “Mẹ Pựt Xích
Ca”). Người Việt Nam còn tạo ra những “Phật bà” riêng của mình: Đứa con
gái nàng Man, tương truyền sinh vào ngày 8-4 được xem là Phật Tổ Việt
Nam, bản thân bà Man trở thành Phật Mẫu. Rồi còn những vị Phật bà khác
nữa như Quan Âm Thị Kính, Phật bà chùa Hương. Lại còn rất nhiều các bà
bồ tát như Bà Trắng chùa Dâu, các thánh mẫu…
2. Khuynh hướng thiên về nữ tính
2. Khuynh hướng thiên về nữ tính
Việt
Nam có khá nhiều chùa chiền mang tên các bà: chùa Bà Dâu, chùa Bà Đậu,
chùa Bà Tướng, chùa Bà Dàn, chùa Bà Đá, chùa Bà Đanh… Tuyệt đại bộ phận
Phật tử tại gia là các bà: Trẻ vui nhà, già vui chùa là nói cảnh các bà.
Chùa
hòa nhập với thiên nhiên, bao giờ cũng là nơi phong cảnh hữu tình; bởi
vậy mới có cách nói ví “vui như trảy hội chùa”. Cảnh chùa hữu tình, hội
chùa vui, cửa chùa rộng mở, cho nên cũng là nơi chở che cho trai gái
tình tự: “Hội chùa Thầy có hang Cắc Cớ, Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”.
3. Tính linh hoạt
Ngay
từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình:
nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của
Phật giáo, trở thành Phật tổ với ngày sinh là ngày Phật đản 8-4.
Vốn
có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức,
trung thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, Thứ nhì tu chợ, thứ
ba tu chùa; Dù xây chín bậc phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho một
người; coi trọng truyền thống thờ cha mẹ, ông bà hơn là thờ Phật: Tu đâu
cho bằng tu nhà, Thờ cha kính mẹ mới là chân tu; đồng nhất cha mẹ, ông
bà với Phật: Phật trong nhà không thờ đi thờ Thích ca ngoài đường (Tục
ngữ).
Vào
Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền
thống có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa: Nghiêng
vai ngửa vái Phật, Trời, Đương cơn hoạn nạn độ người trầm luân; làm nên
mây mưa sấm chớp để mùa màng tốt tươi (hệ thống chùa Tứ pháp); ban cho
người hiếm muộn có con (tục đi chùa cầu tự: Tay bưng quả nếp vô chùa,
Thắp nhang lạy Phật xin bùa em đeo); ban lộc cho người bình dân để quanh
năm làm ăn phát đạt (tục đi chùa lễ phật và hái lộc lúc giao thừa); cứu
độ cho người chết và giúp họ siêu thoát (tục mời nhà sư tới cầu kinh và
làm lễ tiễn đưa người chết).
Đức Phật Di-lặc
|
Muốn
giữ cho Phật ở mãi bên mình, người Việt Nam có khi phá cả giới Phật
giáo. Có nơi, do muốn buộc ông sư phải gắn bó với làng mình để giữ chùa,
cúng lễ; dân làng đã tổ chức cưới vợ cho sư, khiến ngôi chùa gần như
trở thành một gia đình.
Tượng
Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian:
ông Nhịn ăn mà mặc (Tuyết Sơn gầy ốm), ông Nhịn mặc mà ăn (Di-lặc to
béo), ông Bụt Ốc (Thích Ca tóc quăn)… Nhiều pho tượng được tạc theo lối
ngồi không phải trên tòa sen mà là chân co chân duỗi rất thoải mái, giản
dị. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà truyền thống
của phụ nữ Việt Nam.
Ngôi
chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình
thức mái cong có 3 gian 2 chái… Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên
Phật Bà với hình bông sen thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ
vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực (no đủ và đông đúc).
Cùng
với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ
hai ở mỗi làng. Người dân đi bất kỳ đâu có thế ghé chùa xin nghỉ tạm
hoặc xin ăn.
..Năm
1889, ông cùng Thượng tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu màu hào
quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của
năm màu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu
như sau: "Nó có thể được các quốc gia Phật giáo chấp nhận như một biểu
tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín
đồ Thiên chúa giáo. ...Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần
thống nhất của Phật tử trên toàn Thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng
cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.
Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh
giới địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo
Pháp và dân tộc. ...Cờ Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần
thống nhất của Phật tử trên toàn Thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng
cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.
Ngoài ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp
Ý Nghĩa Lá Cờ Phật giáo
I. Nguồn gốc:
Người
phác họa ra lá cờ Phật giáo Thế giới là ông Henry Steel Olcott, sinh
ngày 02/08/1832 tại New Jersey, Hoa Kỳ và mất ngày 17/02/1907 tại Adgar,
Ấn Độ. Ông nguyên là Đại Tá Hải Quân của Quân Đội Hoa Kỳ. Khoảng năm
1875, ông chưa hề học hỏi về giáo lý nhà Phật, nhưng khi cơ duyên đã
tới, ông là phóng viên của tờ báo The New York Daily Graphic, đã giao
cho ông nhiệm vụ gặp một phụ nữ người Nga tên là Helena Petrovna
Blavatsky (1831 - 1891), để viết bài về trường hợp bà này có những sự
kiện huyền bí. Tại nông trại của Eddys ở New York, hai người đã gặp
nhau, từ đó bà Blavatsky đã hướng dẫn ông trên con đường đạo.
Bà
H.P. Blavatsky, ông H.S. Olcott, ông W. Q. Judge là những người đã
thành lập Hội Thông Thiên Học Mỹ Quốc ngày 17/11/1875, nay trở thành Hội
Thông Thiên Học Quốc Tế, có 60 nước hội viên và trụ sở đặt tại Adgar,
Ấn Độ.
Ông
có công lớn nhất trong công cuộc chấn hưng Phật giáo Tích Lan, từ đó
nhà Phật học uyên thâm Anaragika Dharmapala người Tích Lan, môn đệ của
Olcott, đã khôi phục nền Phật giáo Ấn Độ ngày 21/01/1891, và cũng từ đó
dần dần Phật giáo truyền bá sang phương Tây, rồi lan tràn khắp Thế giới.
Ông
và bà Blavatsky thọ trì tam quy, ngũ giới với Thượng tọa Bulatgama tại
chùa Wijayananda có sự hiện diện của hàng ngàn chư Tăng, Ni, Phật tử và
gây xúc động mạnh mẻ cho những Phật tử đã chứng kiến, vì đây là lần đầu
tiên Giáo Hội Tăng Già Tích Lan làm lễ quy y cho hai người Phật tử Âu
Mỹ.
Sự
nghiệp truyền bá và chấn hưng Phật giáo của ông không thể nói hết trong
khuôn khổ bài này. Ông đã tổ chức những trường học Phật giáo khắp xứ ở
Tích Lan, từ thành thị tới thôn quê hẻo lánh. Số trường học lúc ban đầu
chỉ có 46 trường (năm 1897) và 6 năm sau (1903), số trường học đã lên
đến 174 trường, và đến năm 1940 đã có 429 trường, trong đó có 12 Trường
Trung học được chính phủ tài trợ. Không chỉ riêng ở Tích Lan, ông còn
vận động để mở các trường học Phật giáo ở các quốc gia khác như Nhật
Bản, Thái Lan, Miến Điện, Ấn Độ.
Năm
1889, ông cùng Thượng Tọa Susmangala, Tích Lan, phỏng theo sáu màu hào
quang của Đức Phật (xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của
năm màu này), đã phác họa ra mẫu cờ Phật giáo. Về ý nghĩa, ông phát biểu
như sau: "Nó có thể được các quốc gia Phật giáo chấp nhận như một biểu
tượng quốc tế cho tín ngưỡng của họ, giống như cây thánh giá đối với tín
đồ Thiên chúa giáo."
Lá
cờ này được Tích Lan công nhận và treo tại các chùa ở xứ này trong ngày
lễ Phật Đản từ năm 1889, và 61 năm sau, tại Đại hội Phật giáo Thế giới
lần đầu tiên, tổ chức tại Colombo, thủ đô Tích Lan, từ ngày 25/05/1950
đến 08/06/1950 có 26 nước tham dự (1), phái đoàn Phật giáo Việt Nam do
Thượng tọa Tố Liên, Trụ trì chùa Quán Sứ Hà Nội làm đại biểu (2), Hội
nghị đã thành lập Hội Liên Hữu Phật giáo Thế giới (The World Fellowship
of Buddhists), và chọn lá cờ Phật giáo Tích Lan làm cờ Phật giáo Thế
giới.
Đến
ngày 06/05/1951, tại chùa Từ Đàm, cố đô Huế, một Đại Hội Phật giáo ba
miền Bắc Trung Nam, gồm 51 đại biểu Tăng già và cư sĩ, sau 04 ngày họp,
đã thành lập Tổng Hội Phật giáo Việt Nam. Trong dịp này, Thượng tọa Tố
Liên đã tặng Đại Hội lá cờ Phật giáo Thế giới, và đại hội đã chấp nhận
lá cờ này cũng là cờ Phật giáo Việt Nam.
Bằng
một tâm hồn thiết tha với Đạo Pháp, ròng rã suốt 38 năm, Phật tử Henry
Steel Olcott đã dùng quãng đời quí báu của mình, để phục vụ tha nhân và
ông mất ngày 17/02/1907 tại Adgar, quê hương Đức Phật. Lúc đó ông 75
tuổi.
II. Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo
Cờ
Phật giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật tử
trên toàn Thế giới. Cờ Phật giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và
sự yêu chuộng hòa bình của mọi người con Phật.
Ngoài
ra, cờ Phật giáo còn có ý nghĩa cắt bỏ quan niệm cố chấp các ranh giới
địa phương, gia tăng niềm hăng hái đoàn kết để phụng sự cho Đạo Pháp và
dân tộc.
Năm sắc theo chiều dọc: Xanh đậm, vàng, đỏ, trắng, cam, tượng trưng cho hào quang chư Phật.
Năm
sắc theo chiều ngang ( chiếm diện tích 1/6 lá cờ ) là màu tổng hợp
tượng trưng cho ánh sáng hào quang chư Phật. Ý nghĩa của màu sắc phân
biệt là:
1. Xanh đậm: Tượng trưng cho Định căn. Màu xanh tượng trưng cho sự rộng lớn, sáng suốt.
2. Vàng lợt: Tượng trưng cho Niệm căn, vì có Chánh Niệm mới sanh Định và phát Huệ.
3. Đỏ: Tượng trưng cho Tinh Tấn căn. Có tinh tấn mới khắc phục được mọi trở ngại, nghịch cảnh.
4. Trắng: Tượng trưng cho Tín căn, niềm tin không lay chuyển, và có tín căn là có Nhân Duyên với chư Phật và nguồn gốc sanh ra
5. Da cam: Tượng trưng cho Huệ căn. Khi có Tín, Tấn, Niệm, Định đầy đủ thì Tuệ sẽ phát sanh.
6. Màu tổng hợp: Tượng trưng cho tinh thần đoàn kết của Phật giáo đồ trên toàn Thế giới.
III. Kết luận:
Là
Phật tử, chúng ta luôn luôn tôn trọng và bảo vệ lá cờ Phật giáo, vì
trên hết, nó tượng trưng cho Phật giáo, và cho tinh thần đoàn kết, bất
phân biệt của tín đồ Phật giáo trên toàn Thế giới.
Ghi chú:
(1)
26 nước tham dự Đại Hội và trở nên Hội viên sáng lập Hội Phật giáo Liên
Hữu Thế giới là: Anh, Ấn Độ, Bhutan, Đức, Hawai, Hong Kong, Kampuchia,
Lào, Mã Lai, Miến Điện, Mỹ, Na Uy, Nam Dương, Nhật Bản, Nepal, Pháp, Phi
Luật Tân, Sikkim, Tân Gia Ba, Tây Tạng, Thái Lan, Thụy Điển, Tích Lan,
Triều Tiên, Trung Hoa và Việt Nam.
(2)
Phái đoàn Việt Nam chỉ có 2 người: Thượng Tọa Tố Liên, đại biểu chánh
thức và ông Phạm Chữ, công chức Bộ Ngoại Giao Quốc Gia Việt Nam, tháp
tùng theo làm Thông dịch viên.
- Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng...
1) Khi nào gọi các vị xuất gia bằng Thầy, khi nào gọi bằng Đại Đức, Thượng Tọa hay Hòa Thượng?
2)
Khi nào gọi các vị nữ xuất gia bằng Ni cô, Sư cô, Ni sư hay Sư Bà? Có
bao giờ gọi là Đại Đức Ni, Thượng Tọa Ni hay Hòa Thượng Ni chăng?
3)
Khi ông bà cha mẹ gọi một vị sư là Thầy (hay Sư phụ), người con hay
cháu phải gọi là Sư ông, hay cũng gọi là Thầy? Như vậy con cháu bất
kính, coi như ngang hàng với bậc bề trên trong gia đình chăng?
4)
Một vị xuất gia còn ít tuổi đời (dưới 30 chẳng hạn) có thể nào gọi một
vị tại gia nhiều tuổi (trên 70 chẳng hạn) bằng “con” được chăng, dù rằng
vị tại gia cao niên đó xưng là “con” với vị xuất gia?
5) Sau khi xuất gia, một vị tăng hay ni xưng hô như thế nào với người thân trong gia đình?
Trước khi đi vào phần giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần thông qua các điểm sau đây:
1) Chư Tổ có dạy: “Phật pháp tại thế gian”.
Nghĩa là: việc đạo không thể tách rời việc đời. Nói một cách khác, đạo ở
tại đời, người nào cũng đi từ đời vào đạo, nương đời để ngộ đạo, tu tập
để độ người, hành đạo để giúp đời. Chư Tổ cũng có dạy: “Hằng thuận
chúng sanh”. Nghĩa là: nếu phát tâm tu theo Phật, dù tại gia hay xuất
gia, đều nên luôn luôn thuận theo việc dùng tứ nhiếp pháp (bố thí, ái
ngữ, lợi hành và đồng sự) để đem an lạc cho chúng sanh, tức là cho mọi
người trong đời, bao gồm những người đang tu trong đạo.
2)
Từ đó, chúng ta chia cách xưng hô trong đạo Phật ra hai trường hợp: Một
là, cách xưng hô chung trước đại chúng nhiều người, có tính cách chính
thức, trong các buổi lễ, cũng như trên các văn thư, giấy tờ hành chánh.
Hai là, cách xưng hô riêng giữa hai người, tại gia hay xuất gia, mà
thôi.
Người
chưa rõ cách xưng hô trong đạo không nhứt thiết là người chưa hiểu đạo,
chớ nên kết luận như vậy. Cho nên, việc tìm hiểu và giải thích là bổn
phận của mọi người, dù tại gia hay xuất gia.
3) Có hai loại tuổi được đề cập đến, đó là: tuổi đời và tuổi đạo. Tuổi đời là tuổi tính theo đời, kể từ năm sinh ra. Tuổi đạo là
tuổi thường được nhiều người tính từ ngày xuất gia tu đạo. Nhưng đúng
ra, tuổi đạo phải được tính từ năm thụ cụ túc giới và hằng năm phải tùng
hạ tu học theo chúng và đạt tiêu chuẩn, mỗi năm như vậy được tính một
tuổi hạ. Nghĩa là tuổi đạo còn được gọi là tuổi hạ (hay hạ lạp).
Trong
nhà đạo, tất cả mọi việc, kể cả cách xưng hô, chỉ tính tuổi đạo, bất
luận tuổi đời. Ở đây không bàn đến việc những vị chạy ra chạy vào, quá
trình tu tập trong đạo không liên tục.
Bây
giờ, chúng ta bắt đầu từ việc một người tuổi đời dưới 20 phát tâm xuất
gia, hay do gia đình đem gửi gắm vào cửa chùa, thường được gọi là chú
tiểu, hay điệu. Đó là các vị đồng chơn nhập đạo. Tùy theo số tuổi, vị
này được giao việc làm trong chùa và học tập kinh kệ, nghi lễ.
Thời gian sau, vị này được thụ 10 giới, gọi là Sa di (nam) hay Sa di ni (nữ),
hoặc Chú (nam) hay Ni cô (nữ). Khi tuổi đời dưới 14, vị này được giao
việc đuổi các con quạ quấy rầy khu vực tu thiền định của các vị tu sĩ
lớn tuổi hơn, cho nên gọi là “khu ô sa di” (sa di đuổi quạ).
Đến năm được ít nhất là 20 tuổi đời, và chứng tỏ khả năng tu học, đủ điều kiện về tu tánh cũng như tu tướng, vị này được thụ giới cụ túc, tức là 250 giới tỳ kheo (nam) hay 348 giới tỳ kheo ni (nữ) và được gọi là Thầy (nam) hay Sư cô (nữ). Trên giấy tờ thì ghi là Tỳ Kheo (nam) hay Tỳ Kheo Ni (nữ) trước pháp danh của vị xuất gia.
Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.
Ở đây xin nhắc thêm, trước khi thụ giới tỳ kheo ni, vị sa di ni (hoặc thiếu nữ 18 tuổi đời xuất gia và chưa thụ giới sa di ni) được thụ 6 chúng học giới trong thời gian 2 năm, được gọi là Thức xoa ma na ni. Cấp này chỉ có bên ni, bên tăng không có.
Tuy
nhiên trong tạng luật, có đến 100 chúng học giới chung cho cả tăng và
ni. Cũng cần nói thêm, danh từ tỳ kheo có nơi còn gọi là tỷ kheo, hay tỳ
khưu, tỷ khưu. Bên nam tông, tỷ kheo có 227 giới, tỷ kheo ni có 311
giới.
Giới
cụ túc (tỳ kheo hay tỳ kheo ni) là giới đầy đủ, viên mãn, cao nhất
trong đạo Phật để từng vị xuất gia tu tập cho đến lúc mãn đời (thường
gọi là viên tịch), không phải thụ giới nào cao hơn. Việc thụ bồ tát giới
(tại gia hay xuất gia) là do sự phát tâm riêng của từng vị theo bắc
tông, nam tông không có giới này.
Ở
đây, xin nói thêm rằng: Bắc tông (hay bắc truyền) là danh từ chỉ các
tông phái tu theo sự truyền thừa về phương bắc của xứ Ấn Độ, qua các xứ
Tây Tạng, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật bổn và Việt Nam. Nam tông (hay nam
truyền, nguyên thủy) là danh từ chỉ các tông phái tu theo sự truyền
thừa về phương nam của xứ Ấn Độ, qua các xứ Tích Lan, Thái Lan, Miến
Điện, Lào, Cao Miên và Việt Nam.
Trong
lúc hành đạo, tức là làm việc đạo trong đời, đem đạo độ đời, nói chung
sự sinh hoạt của Phật giáo cần phải thiết lập tôn ti trật tự (cấp bậc)
có danh xưng như sau theo hiến chương của giáo hội Phật giáo:
1) Năm 20 tuổi đời, vị xuất gia thụ giới tỳ kheo được gọi là Đại Đức.
2) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo được 20 tuổi đạo, được gọi là Thượng Tọa.
3) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo được 40 tuổi đạo, được gọi là Hòa Thượng.
Còn đối với bên nữ (ni bộ):
5) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
6) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
7) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
5) Năm 20 tuổi đời, vị nữ xuất gia thụ giới tỳ kheo ni được gọi là Sư cô (hiện nay ở Canada, có giáo hội gọi các vị tỳ kheo ni này là Đại Đức).
6) Năm 40 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 20 tuổi đạo, được gọi là Ni sư.
7) Năm 60 tuổi đời, vị tỳ kheo ni được 40 tuổi đạo, được gọi là Sư bà (bây giờ gọi là Ni trưởng).
Đó
là các danh xưng chính thức theo tuổi đời và tuổi đạo (hạ lạp), được
dùng trong việc điều hành Phật sự, trong hệ thống tổ chức của giáo hội
Phật giáo, không được lạm dụng tự xưng, tự phong, tự thăng cấp, mà phải
được xét duyệt và chấp thuận bởi một hội đồng giáo phẩm có thẩm quyền,
và được cấp giáo chỉ tấn phong, nhân dịp đại lễ hay đại hội Phật giáo,
trong các giới đàn, hay trong mùa an cư kết hạ hằng năm.
Như
trên, chúng ta có thể hiểu rằng: Sư cô nghĩa là Đại đức bên ni bộ. Ni
sư nghĩa là Thượng tọa bên ni bộ. Sư bà (hay Ni trưởng) nghĩa là Hòa
thượng bên ni bộ. Bởi vậy cho nên, các buổi lễ hay văn thư chính thức,
thường nêu lên là: “Kính bạch chư tôn Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức,
Tăng Ni”, chính là nghĩa đó vậy.
Tuy
vậy, trên thực tế, chưa thấy có nơi nào chính thức dùng các danh xưng:
Đại đức ni, Thượng tọa ni, hay Hòa thượng ni. Nếu có nơi nào đã dùng,
chỉ là cục bộ, chưa chính thức phổ biến, nghe không quen tai nhưng không
phải là sai.
Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).
Đối với các bậc Hòa Thượng mang trọng trách điều hành các cơ sở giáo hội Phật giáo trung ương cũng như địa phương, hay các Đại tùng lâm, Phật học viện, Tu viện, thường là các vị trên 80 tuổi đời, được tôn xưng là Đại Lão Hòa Thượng hay Trưởng Lão Hòa Thượng. Các vị thuộc hàng giáo phẩm này thường được cung thỉnh vào các hội đồng trưởng lão, hoặc hội đồng chứng minh tối cao của các giáo hội Phật giáo. Tuy nhiên, khi ký các thông bạch, văn thư chính thức, chư tôn đức vẫn xưng đơn giản là Tỳ kheo, hay Sa môn (có nghĩa là: thầy tu).
Đến
đây, chúng ta nói về cách xưng hô giữa các vị xuất gia với nhau và giữa
các vị cư sĩ Phật tử tại gia và tu sĩ xuất gia trong đạo Phật.
1)
Giữa các vị xuất gia, thường xưng con (hay xưng pháp danh, pháp hiệu)
và gọi vị kia là Thầy (hoặc gọi cấp bậc hay chức vụ vị đó đảm trách).
Bên tăng cũng như bên ni, đều gọi sư phụ bằng Thầy, (hay Sư phụ, Tôn sư,
Ân sư). Các vị xuất gia cùng tông môn, cùng sư phụ, thường gọi nhau là
Sư huynh, Sư đệ, Sư tỷ, Sư muội, và gọi các vị ngang vai vế với Sư phụ
là Sư thúc, Sư bá. Có nơi dịch ra tiếng Việt, gọi nhau bằng Sư anh, Sư
chị, Sư em.
Ngoài
đời có các danh xưng: bạn hữu, hiền hữu, hội hữu, chiến hữu. Trong đạo
Phật có các danh xưng: đạo hữu (bạn cùng theo đạo), pháp hữu (bạn cùng
tu theo giáo pháp). Các danh xưng: tín hữu (bạn cùng tín ngưỡng, cùng
đức tin), tâm hữu (bạn cùng tâm, đồng lòng) không thấy được dùng trong
đạo Phật.
2)
Khi tiếp xúc với chư tăng ni, quí vị cư sĩ Phật tử tại gia (kể cả thân
quyến của chư tăng ni) thường đơn giản gọi bằng Thầy, hay Cô, (nếu như
không biết rõ hay không muốn gọi phẩm trật của vị tăng ni có tính cách
xã giao), và thường xưng là con (trong tinh thần Phật pháp, người thụ ít
giới bổn tôn kính người thụ nhiều giới bổn hơn, chứ không phải tính
tuổi tác người con theo nghĩa thế gian) để tỏ lòng khiêm cung, kính Phật
trọng tăng, cố gắng tu tập, dẹp bỏ bản ngã, dẹp bỏ tự ái, cống cao ngã
mạn, mong đạt trạng thái: niết bàn vô ngã, theo lời Phật dạy.
Có
những vị cao tuổi xưng tôi hay chúng tôi với vị tăng ni trẻ để tránh
ngại ngùng cho cả hai bên. Khi qui y Tam bảo thụ ngũ giới (tam qui ngũ
giới), mỗi vị cư sĩ Phật Tử tại gia có một vị Thầy (Tăng bảo) truyền
giới cho mình. Vị ấy được gọi là Thầy Bổn sư. Cả gia đình có thể cùng
chung một vị Thầy Bổn sư, tất cả các thế hệ cùng gọi vị ấy bằng Thầy.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
Theo giáo phái khất sĩ, nam tu sĩ được gọi chung là Sư và nữ tu sĩ được gọi chung là Ni. Còn nam tông chỉ có Sư, không có hay chưa có Ni. Việc tâng bốc, xưng hô không đúng phẩm vị của tăng ni, xưng hô khác biệt trước mặt và sau lưng, tất cả đều nên tránh, bởi vì không ích lợi cho việc tu tâm dưỡng tánh.
3)
Khi tiếp xúc với quí vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong
gia quyến, chư tăng ni thường xưng là tôi hay chúng tôi (hay xưng pháp
danh, pháp hiệu, hoặc bần tăng, bần ni), cũng có khi chư tăng ni xưng là
Thầy, hay Cô, và gọi quí vị là đạo hữu, hay quí đạo hữu. Cũng có khi
chư tăng ni gọi quí vị tại gia bằng pháp danh, có kèm theo (hay không
kèm theo) tiếng xưng hô của thế gian. Cũng có khi chư tăng ni gọi quí vị
tại gia là “quí Phật tử”. Chỗ này không sai, nhưng có chút không ổn,
bởi vì xuất gia hay tại gia đều cùng là Phật tử, chứ không riêng tại gia
là Phật tử mà thôi.
Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).
Việc một Phật tử xuất gia (tăng ni) ít tuổi gọi một Phật tử tại gia nhiều tuổi bằng “con” thực là không thích đáng, không nên. Không nên gọi như vậy, tránh sự tổn đức. Không nên bất bình, khi nghe như vậy, tránh bị loạn tâm. Biết rằng mọi chuyện trên đời: ngôi thứ, cấp bậc, đều có thể thay đổi, nhưng giá trị tuổi đời không đổi, cứ theo thời gian tăng lên. Theo truyền thống đông phương, tuổi tác (tuổi đời) rất được kính trọng trong xã hội, dù tại gia hay xuất gia.
4) Trong các trường hợp tiếp xúc riêng, tùy thuận theo đời, không có tính cách chính thức, không có tính cách thuyết giảng, chư tăng ni có thể gọi các vị cư sĩ Phật tử tại gia, kể cả người thân trong gia quyến, một cách trân trọng, tùy theo tuổi tác, quan hệ, như cách xưng hô xã giao người đời thường dùng hằng ngày. Danh xưng Cư sĩ hay Nữ Cư sĩ thường dùng cho quí Phật tử tại gia, qui y Tam bảo, thụ 5 giới, phát tâm tu tập và góp phần hoằng pháp. Còn được gọi là Ưu bà tắc (Thiện nam, Cận sự nam) hay Ưu bà di (Tín nữ, Cận sự nữ).
5)
Chúng ta thử bàn qua một chút về ý nghĩa của tiếng xưng “con” trong đạo
Phật qua hình ảnh của ngài La Hầu La. Ngài là con của đức Phật theo cả
hai nghĩa: đời và đạo. Ngài sớm được tu tập trong giới pháp, công phu và
thiền định khi tuổi đời hãy còn thơ. Ngài không ngừng tu tập, cuối cùng
đạt được mục đích tối thượng. Ngài thực sự thừa hưởng gia tài siêu thế
của đức Phật, nhờ diễm phúc được làm “con” của bậc đã chứng ngộ chân lý.
Ngài là tấm gương sáng cho các thế hệ Phật tử tại gia (đời) cũng như
xuất gia (đạo), bất luận tuổi tác, tự biết mình có phước báo nhiều kiếp,
hoan hỷ được xưng “con” trong giáo pháp của đức Phật.
6)
Đối với các vị bán thế xuất gia, nghĩa là đã lập gia đình trước khi vào
đạo, vẫn phải trải qua các thời gian tu tập và thụ giới như trên, cho
nên cách xưng hô cũng không khác. Tuy nhiên để tránh việc gọi một người
đứng tuổi xuất gia (trên 40, 50) là chú tiểu, giống như gọi các vị trẻ
tuổi, có nơi gọi các vị bán thế xuất gia này là Sư chú, hay Sư bác. Hai
từ ngữ này có nơi mang ý nghĩa khác.
Việc
truyền giới cụ túc, hay tấn phong, có khi không đợi đủ thời gian như
trên đây, vì nhu cầu Phật sự của giáo hội, hay nhu cầu hoằng pháp của
địa phương, nhất là đối với các vị bán thế xuất gia có khả năng hoằng
pháp, đảm nhận trọng trách, nghiên cứu tu tập trước khi vào đạo.
7)
Vài xưng hô khác trong đạo như: Sư ông, Sư cụ thường dành gọi vị sư phụ
của sư phụ mình, hoặc gọi chư tôn đức có hạ lạp cao, thu nhận nhiều thế
hệ đệ tử tại gia và xuất gia. Một danh xưng nữa là Pháp sư, dành cho
các vị xuất gia tăng hay ni (sư) có khả năng và hạnh nguyện thuyết pháp
(pháp) độ sanh. Ngoại đạo lạm dụng danh xưng này chỉ các ông bà thầy
pháp, thầy cúng.
8)
Danh xưng Sư tổ được dành cho chư tôn đức lãnh đạo các tông phái còn
tại thế, và danh xưng Tổ sư được dành cho chư tôn đức đã viên tịch, được
hậu thế truy phong vì có công lao trọng đại đối với nền đạo. Đối với
các bậc cao tăng thạc đức thường trụ ở một tự viện, người trong đạo
thường dùng tên của ngôi già lam đó để gọi quí ngài, tránh gọi bằng pháp
danh hay pháp hiệu của quí ngài, để tỏ lòng tôn kính.
9)
Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế, các vị tỳ kheo thường dùng tiếng Ðại
Ðức (bậc thầy đức độ lớn lao, phúc tuệ lưỡng toàn) để xưng tán Ngài,
mỗi khi có việc cần thưa thỉnh. Các vị đệ tử lớn của đức Phật cũng được
gọi là Đại Đức. Trong các giới đàn ngày nay, các giới tử cũng xưng tán
vị giới sư là Đại Đức.
10)
Nói chung, cách xưng hô trong đạo Phật nên thể hiện lòng tôn kính lẫn
nhau, noi theo Thường bất khinh Bồ tát, bất tùy phân biệt, bất luận tuổi
tác, dù tại gia hay xuất gia, nhằm ngăn ngừa tư tưởng luyến ái của thế
tục, nhắm thẳng hướng giác ngộ chân lý, giải thoát sinh tử khổ đau, vượt
khỏi vòng luân hồi loanh quanh luẩn quẩn. Nhất giả lễ kính chư Phật.
Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh. Cho nên đơn giản nhất là “xưng
con gọi Thầy”. Theo các bộ luật bắc tông và nam tông còn có nhiều chi
tiết hơn.
Tóm
lại, ngôn ngữ, danh từ chỉ là phương tiện tạm dùng giữa con người với
nhau, trong đạo cũng như ngoài đời, có thể thay đổi theo thời gian và
không gian, cho nên cách xưng hô trong đạo Phật tùy duyên, không có
nguyên tắc cố định, tùy theo thời đại, hoàn cảnh, địa phương, tông phái,
hay tùy theo quan hệ giữa hai bên. Đó là phần tu tướng.
Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị tại gia phát tâm tu tập, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Các vị phát tâm xuất gia tu hành, các vị tại gia phát tâm tu tập, đã coi thường mọi thứ danh lợi, địa vị của thế gian thì quan trọng gì chuyện xưng hô, tranh hơn thua chi lời nói, quan tâm chi chuyện ăn trên ngồi trước, đi trước đứng sau, tranh chấp danh tiếng, tranh cãi lợi dưỡng, tranh giành địa vị, đòi hỏi chức vụ, nếu có, trong nhà đạo. Đồng quan điểm hay không, được cung kính hay không, xưng hô đúng phẩm vị hay không, chẳng đáng quan tâm, tránh sự tranh cãi. Nơi đây không bàn đến cách xưng hô của những người không thực sự phát tâm tu tập, hý ngôn hý luận, náo loạn thiền môn, dù tại gia cũng như xuất gia. Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai. Nhất niệm sân tâm khởi, thiêu vạn công đức lâm, chính là nghĩa như vậy.
Cách
xưng hô nên làm cho mọi người, trong đạo cũng như ngoài đời, cảm thấy
an lạc, thoải mái, hợp với tâm mình, không trái lòng người, không quá
câu nệ chấp nhứt, thế thôi! Đó là phần tu tâm.
Trong
đạo Phật, cách xưng hô có thể biến đổi nhưng có một điều quan trọng bất
biến, không biến đổi, đó là phẩm hạnh, phẩm chất, đức độ, sự nổ lực, cố
gắng tu tâm dưỡng tánh không ngừng, cho đến ngày đạt mục đích cứu cánh:
giác ngộ và giải thoát, đối với Phật tử tại gia cũng như xuất gia.
Đó chính là một phần ý nghĩa của “tùy duyên bất biến” trong đạo Phật vậy.
Về
hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ
thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ tát hình, La
hán hình, Thần vương hình, Thiên vương hình, Quỷ hình, Súc hình. Mỗi
thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả
chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan
trọng là do các tư thế toạ lập, các thức thủ ấn, trang phục.
Ở
Ấn Độ cổ đại, việc điêu khắc, đắp vẽ tượng Phật bị xem là việc xúc phạm
thần thánh, nên chỉ vẽ các hình ảnh tượng trưng như pháp luân, cội
Bồ-đề, dấu chân Phật. Về sau, Đại thừa giáo phát triển, kinh điển mới
nói nhiều đến nhân duyên công đức của việc tạo tượng.
Việc
đắp tạo và điêu khắc tượng Phật đến thế kỷ I mới bắt đầu thịnh hành.
Đại tháp Amaravati được xây dựng vào thế kỷ IV - V, trên lan can có Phật
truyện đồ với những dụng cụ bằng vàng. Di phẩm nổi tiếng nhất về nghệ
thuật điêu khắc là tượng khắc trong động đá Ajantà ở Panjab, được khen
là "Cung nghệ thuật phương Đông". Bên trong có nhiều bích họa, còn bên
ngoài có nhiều điêu khắc, các nhân vật đều rất trang nghiêm sinh động,
đậm hơi thở tôn giáo. Phía Bắc Ấn Độ thì có phong cách nghệ thuật
Kiền-đà-la. Di tích Bamian ở Afghanistan có tượng Đại Phật trên vách núi
nổi tiếng thế giới cao đến 52m. Ngoài ra còn có động Angkor ở
Campuchia, Bà-la-phù-đồ (Boro-budur) ở Java … đều là nghệ thuật điêu
khắc đá tinh vi. Ở Trung Quốc thời kỳ đầu, nghệ thuật điêu khắc chịu ảnh
hưởng Kiền-đà-la và Ấn Độ, đến đời Đường, Tống thì có phong cách riêng.
Nổi tiếng có cách đắp tượng truyền thần của Dương Huệ đời Đường, các
ông Đái Quỳ, Lý Nhã, Trương Tụ đời Tống.
Nói
chung, Phật tượng có nhiều loại, được đúc tạo bằng nhiều chất liệu như
vàng, bạc, gỗ, đá, xi măng, thạch cao … Kiểu dáng cũng rất đa dạng, nổi
tiếng ở Ấn Độ là các vùng Kiền-đà-la, Mạt-thố-la. Khi Phật giáo truyền
đến các nước Trung Quốc, Nhật Bản, nghệ thuật điêu khắc tượng Phật phát
triển cực thịnh. Phật tượng phần nhiều được đúc bằng kim loại để thờ
trong chùa viện, có khi điêu khắc trong các hang động, tạo tượng to lớn
giữa cảnh quan thiên nhiên để mọi người chiêm bái, hoặc khắc chạm cả
sườn núi, vách núi làm Đại Phật.
Về
hình thức, tùy theo quan niệm thẩm mỹ và tâm hồn của dân tộc qua các
triều đại mà tượng Phật có khác nhau. Lịch sử tạo tượng ở Trung Quốc
biểu hiện rõ đặc điểm này, như tượng thời 16 nước Ngũ Hồ (khoảng thế kỷ
III-IV) thì kích thước nhỏ, phong cách thuần phác, cổ điển và hào phóng,
giống với nghệ thuật tạo tượng Kiền-đà-la và Mạt-thố-la, biểu hiện nhận
thức thẩm mỹ của dân du mục phương Bắc. Tượng Phật thời kỳ khắc tạc ở
động đá Vân Cương (460 - 493) thì đường nét đơn giản, hai má đầy, mắt
dài và sắc, sống mũi ngay thẳng, môi dày, tai lớn, vai rộng, cổ thô,
biểu hiện tình cảm và tướng mạo của bậc đại trượng phu trong quan niệm
của người Trung Quốc. Đến thời kỳ tạo tượng ở Long Môn (494 - 550 ) thì
tượng Phật lại nhỏ nhắn, khuôn mặt dài, thân hình yểu điệu, cao và ốm …
Nói chung, càng về sau tượng Phật càng được nhân cách hóa, là do ảnh
hưởng cung đình Trung Quốc mà các thời đại Tùy, Đường, Tống, tượng Phật
được khắc tạo rất đẹp, đầy đặn và sinh động, y quan lộng lẫy, nét mặt
hiền từ.
Ở
Việt Nam, nghệ thuật tạo tượng cũng phát triển rất sớm. Từ khi hình
thành trung tâm Phật giáo Luy Lâu, các tượng Phật đã được tôn tạo một
cách tỉ mỉ, nổi tiếng nhất ở Việt Nam là tượng gỗ, chạm trổ công phu,
như tượng Man Nương, Kim Đồng Ngọc Nữ ở chùa Dâu (chùa Pháp Vân), chùa
Keo (chùa Pháp Vũ) ở Hà Bắc, các tượng La-hán, tượng Tuyết Sơn ở chùa
Mía (chùa Sùng Nghiêm), chùa Tây Phương ở Hà Tây. Các tượng Phật ở các
chùa Dư Hàng, chùa Phổ Chiếu ở Hải Phòng sau này cũng ảnh hưởng rất lớn
hình thái tượng ở Hà Tây, vừa sinh động mà lại vừa hiền từ, biểu hiện rõ
nét suy tư và tình cảm của tâm hồn người Việt. Các ngôi chùa cổ ở miền
Nam Việt Nam cũng còn bảo lưu rất nhiều tượng Phật bằng gỗ quý, nhưng
tượng Phật ở vùng này lại ảnh hưởng Phật giáo hệ Nam truyền từ Cao Miên
truyền sang, tượng Phật đen đúa, khắc khổ hơn.
Ngày
nay, nghệ thuật điêu khắc, đắp vẽ tượng Phật đã phát triển đến mức hoàn
mỹ. Nghệ thuật truyền thống kết hợp với kỹ thuật và thẩm mỹ Tây phương,
như kỷ hà học, lập thể … làm cho nghệ thuật điêu khắc, phù điêu, đắp
tạo tượng Phật ngày càng tinh xảo và hiện đại. Nhưng giá trị cổ điển vẫn
là giá trị văn hóa, giúp chúng ta hiểu rõ được nhận thức và tâm hồn của
mỗi dân tộc qua nhiều thời đại khác nhau.
Tượng Phật
Có
5 cách thể hiện Phật Thích ca diễn tả những giai đoạn quan trọng trong
cuộc đời của đức Thế Tôn: (a) Tượng Cửu Long (chín con rồng chầu) thể
hiện lúc đức Thích Ca đản sanh. (b) Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn
tìm đạo, tu khổ hạnh. (c) Tượng Niệm Hoa: thể hiện giai đoạn đức Bổn sư
cầm hoa sen thuyết pháp. (d) Tĩnh toạ: đức Phật thành chánh quả. (e)
Nhập diệt: đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.
Tượng Phật đản sinh
Tượng
nầy được chế tác nhiều loại khác nhau. Đặc trưng của pho tượng nầy là
tượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ
xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai tai có thùy
châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật". Trong những pho tượng
tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quy pháp tạo hình cũng không thống
nhất: chẳng hạn: pho tượng đúc Thích Ca đản sanh tại chùa Hóc Ông Che
thì tay phải chỉ lên trời; còn pho tượng lưu hành tại chùa Tân Quang
(Hoá An / Biên Hoà) thì ngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất
không nguyên tắc nầy cũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở
các ngôi chùa miền Nam.
Về
sau từ thập niên 60 của thế kỷ XIX, trong những loại tượng đúc thành
khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biến hàng loạt những
pho tượng "tay mặt chỉ lên trời". Những pho tượng nầy đều dựa theo ý
niệm "trụ như sơn" chứ không theo lối "hành như phong". Ở những pho
tượng Phật đản còn lưu hành tại miền Nam Việt Nam hiện nay,sự tuân thủ
nguyên tắc đồ tượng cũng được áp dụng trong những loại tượng khác.
Tượng Di Đà Toạ Thiền
Tượng
Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầu có tóc xoắn
ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuống gần vai, áo cà sa
rộng trùm và hai bả vai, cổ tròn, tay áo dài rộng. Phật ngồi theo thế
kiết già trên tứ phương toạ; chung quanh trang trí hình sen. Hai tay đặt
chồng đối với nhau theo thế "thủ ấn thiền định" (dhyana mudra). Đây
cũng là họa tiết và kiểu thức của các pho tượng Bồ tát Quan Âm, mà có
những đường nét theo kiểu tượng hình Di Đà Tam Tôn; nhưng những ngôi
chùa trong vùng lại không thấy tượng của ngài Bồ Tát Đại Thế Chí. Nhìn
chung, tượng đức Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩn mực, thể hiện
được "tướng hảo quang minh" và "tùy hảo vô lượng". Chưa thấy có đủ các
tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tuỳ hản" mà kinh sách thường ghi
chép.
Tượng đức Phật Di Lặc
Trong
đồ tượng học, tượng Phật Di Lặc là tập hợp được thể hiện trong diện mạo
hình tướng "Di Lặc lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y
toạ, tĩnh tâm, thiền định.
Tượng Quan Âm
Những
pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm
Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) thiên
thủ, thiên nhãn: Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như pho tượng ở chùa Bút
Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d)
Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũ ni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm
tống tử: thể hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu
trưng bằng hình con vẹt).
Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề
Trong
đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ Tát Chuẩn Đề không khác gì so với
Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiều tay: có tượng 6
tay, có tượng 18 tay, biểu trưng cho công năng trong từng giai đoạn và
trường hợp hành trì. Tại chùa Hóc Ông Che, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại
thêm nhiều tay nữa, ngồi kiết già. Tại một số chùa khác thì đài toạ và
tư thế có hai loại tượng khác nhau: một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi
công (gọi là Khổng Tước tọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.
Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì các pho
tượng Chuẩn Đề ở những chùa chiền Việt Nam có phần được giản lược hơn.
Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.
Địa Tạng Vương Bồ tát
Trong
tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đúc Địa tạng Vương Bồ tát được
phân chia ra làm hai loại chính: loại thứ nhất là tượng ngồi trên ngai,
chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loại thứ nhì ngồi trên con thanh
sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trì chánh pháp. Cả hai đều có những
điểm chung nhất trong nghệ thuật tạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên
Sứ Tì Lư), toàn thân khoác Y bá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có
một hồ bình hay Bửu bát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn
lên ngón cái. Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô
uý. Ngoài ra, một số tượng biểu trưng cho "ấn an ủy".
Trong
một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn có hai đệ tử theo
hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Một số tượng khác thì còn thêm Chủ Mạng Quy
Vương. Trong nhiều tượng đất nung về pho tượng nầy thì gậy tích của ngài
Địa Tạng Vương lại thấy ở tượng của Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó
trái châu biểu hiện cho thần lự của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công.
Giải
thích điều nầy, Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một
trong 6 trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa Tạng. Lục địa
tạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng, Trì Địa
Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng.
Tượng La Hán
Hình
tướng của các bộ tượng La Hán ở tập hợp tượng đất nung, hầu hết được
biểu hiện dưới dạng Thinh Văn Hình. Biểu tượng nầy còn gọi là Tỳ Kheo
Hình, tức là có hình tướng chiếu theo hình tướng của đức Bổn Sư Thích Ca
khi còn tại thế; tuy nhiên tóc không xoắn mà đầu cạo trọc, đỉnh đầu
không có nhục kế, áo hậu có dây thắt lưng. Nói chung, hình tướng La Hán
có phần thoát sáo, và trong chừng mực nào đó, đã thoát khỏi những nét
đặc trưng nhân dạng của người Tây Vực hay Trung Hoa, mà lại có nhân dạng
Việt Nam khá rõ nét.
Ở
nhóm tượng nầy thường có hai loại: ngồi trên ngai và cưỡi thú. nhưng dù
thuộc thể loại nào chăng đi nữa, thì hình tướng cũng có phần hiện thực
hơn so với các tượng thuộc nhóm Phật hình, Bồ Tát hình, hay những nhóm
tượng thuộc Thiên Vương, Hộ Pháp, Thiện Hữu, Ác Hữu, Kim Cang, thường
được gọi chung là Thiên Thần Hộ Pháp.
Tứ Thiên Vương
Tứ
Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Vương là hình tướng tiêu biểu cho
Thiên Vương Hình. Cả bốn vị đều ngự ở cõi trời "Tứ Thiên Vương Thiên"
(Caturmaha Rajakasika) thuộc về cõi trời dục giới; lưng chừng trên ngọn
núi trung tâm vũ trụ gọi là "Tu Di Sơn", thấp hơn cõi trời Đao Lỵ của Đế
Thích.Tứ Thiên Vương là ngoại thần của Đế Thích có trách nhiệm thống
quản cõi trời theo 4 hướng: Trì Quốc Thiên Vương (Virudka) (Hướng đông),
Quảng Mục Thiên Vương (Viruphaka) (Hướng tây), Tăng Trưởng Thiên Vương
(Dhrtarastra) (Hướng nam), Đa Văn Thiên Vương (Dhananda) (Hướng bắc).
Tứ
Thiên Vương đã từng nghe đức Phật thuyết pháp kinh Đại Thừa và cũng đã
nguyện độ trì Tam bảo. Do vậy, mà các chính điện chùa chiền đều có tượng
Tứ Thiên Vương. Biểu tượng của các tướng Thiên vương là một tướng nhà
trời oai nghiêm: đi giày trận, mặc áo giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm
bửu bối; đàn tỳ bà, bảo kiếm, vòng kim cang, ngọc châu, che dù, có con
"hoa hồ điêu". đó là hình tướng phổ biến trong các tượng thuộc đề tài
nầy cũng như trong điệu múa "Tứ Thiên Vương" ở cung đình Huế. Một số
làng miền Nam cũng theo nghi lễ như vậy. Tuy nhiên, ở đây, các loại bửu
bối đã được giản lược bớt, chẳng hạn như mũ kim khôi được thay bằng mũ
"ngũ Phật" với hình 5 cánh sen.
Bát Bộ Kim Cang
Đây
là các vị Kim Cang lực sĩ (Vajrapani) cũng được gọi là Kim Cang Thần;
thường chỉ chung các vị thần cầm chày Kim Cang (như Kim Cang Thủ, chấp
Kim Cang) biểu hiện uy thế lớn lao, bảo vệ Phật pháp ở khắp tám bộ chúng
(Thiên, Long, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Khần Na La, Ma Ha La Già).
(Theo Đoàn Trung Còn).
Nghiên cứu kỹ những đồ tượng đất nung và đồ gốm cải tiến, thì những vị Kim Cang Thần được chế tác với dạng các võ tướng: đầu đội kim khôi, mình mặc áo giáp, vai có phong đai, tay cầm hoasen, ngọc châu... Tuy là Thiên Hình tướng như Bát bộ Kim Cang đều có diện mạo thanh tú, khuôn mặt hiền hậu, phúc đức. Điều nầy khác với vẻ oai vệ và dữ dội của các loại tượng Kim Cang khác.
Những vị Hộ Pháp (Dharma Pala)
Những
vị Hộ Pháp Thần cũng có hình tướng oai vệ và trang nghiêm: mặc áo giáp,
đội kim khôi, có phong đai, đi giày trận, tay cầm chày Kim cang, chống
mũi nhọn vào miệng một con rồng ẩn trong mây. Đây là hình tượng của Vi
Đà (Skanda) - một vị thần có nguồn gốc Bà La Môn giáo. Theo truyền
thuyết thì chức năng của chư Hộ Pháp là bảo hộ chư thần của tôn giáo này
đã được Phật Giáo đồng hoá thành một thần Hộ Pháp. Thường thờ mặt trước
của chùa chiền, miếu vũ.
Thiện Hữu và Ác Hữu
Hai
vị thần Hộ Pháp nầy cũng rất phổ biến trong tập hợp những thể loại
tượng đất nung, tượng gỗ ở các chùa. Phật Thoại viết: Thiện Hữu và một
thái tử, tiền thân của dức Phật Thích Ca, đã chấp nhận mọi sự thử thách,
để xuống tận Long Cung, tìm viên Ngọc Như Ý đem về để ban phước lạc
cho dân chúng. Ác hữu là tiền thân của Đề Bà Đạt Đa (Devadatta); cũng là
một hoàng tử cùng thời với thái tử Thiện Hữu, nhưng Ác Hữu thì lại
thường có lòng ganh ghét, tìm đủ cách để ngăn cản Thiện Hữu làm việc
thiện.Vào thời Phật Thích Ca giáng thế, Đề Bà Đạt Đa là con nhà chú
củađức Phật Thích Ca. Ông là một người có tài, nhưng lòng đố kỵ và ngạo
mạn. Về sau, ông xuất gia, nhưng lại tự cho mình chẳng kém gì đức Phật,
nên chính ông đã gây những bất hòa trong thánh chúng, toàn tách rời hẳn
ra để lập ra một Giáo hội khác. Ông đã sai người lén tìm cách để giết
Phật, nhưng khi người đó đến nơit hấy cung cách siêu thoát của đức Phật
thì quay lại quy y. Đề Bà Đạt Đa cũng thả thú dữ để làm hại Phật nhưng
các con thú đó cũng cảm đức hạnh của đức Phật nên quay đầu trở về... Tuy
nhiên, Đề Bà Đạt Đa "vốn có nhiều công đức" cho nên được Phật thọ ký
cho thành Phật, hiện là Thiên Vương (Devaradja) của cõi Thiên đạo.
Theo
Kinh Niết Bàn thì: Tùy thuận thế gian, Đề Bà Đạt Đa thị hiện ra việc
hoại tăng, hoá tác ra nhiều hình mạo sắc tướng; đó là vì giúp cho Phật
chế định giới luật. (Theo Phật Học Từ điển – Đoàn Trung Còn - trang
550). Có lẽ để biểu đạt về "sự hoá tác ra nhiều hình dạng sắc tướng"
màcụ thể là một kẻ hung ác, cho nên hình tướng của Ác Hữu được thể hiện
là một Thiên Tướng có mặt mày hung dữ.
Tiêu Diện Đại Sĩ
Đại
Sĩ là một từ tôn xưng đối với các bậc Thanh Văn, Bồ Tát. Tiêu Diện Đại
Sĩ có hình tượng khuôn mặt cháy nám. Theo truyền thuyết Phật Giáo, Tiêu
Diện Đại Sĩ là một trong các thị hiện (tức là Hoáthân) của đức Quan Thế
Âm Bồ Tát. Theo "Tam thập nhị thân" (32cách hoá thân) của đức Quan Thế
Âm Bồ Tát, thì hình tướng Tiêu Diện Đại Sĩ biểu thị cho một Quỷ Vương,
mà truyền thuyết nói đếnvị chúa của Dạ Xoa (Yasha). Dạ Xoa là một loài
ác thú có mặt ở dương thế, trên trời và âm phủ, tùy trường hợp hành trì.
Hình tướng Dạ Xoa dữ tợn, kỳ quái, đầu gồ lên 3 u thịt, nhiều tay,
nhiều mắt, nhiều đầu, nanh nhọn, mắt lồi, tai thú. Phật Thoại kể: Để có
thể hoá độ cho các vong hồn nơi cõi Diêm Phù, cho nên đức Quan Thế Âm Bồ
Tát đã hoá thân theo dạng Quỷ hình, thì dễ bề dung hoá hơn. Chúa quỷ Dạ
Xoa thống quản các vonghồn. Khi đó đức Quan Thế Âm Bồ Tát bèn hoá thân
thành một chúa quỷ, có hình dáng kỳ quái hơn, để tỏ uy lực của mình. Bồ
Tát nhấcngọn Tam sơn lên, đặt trên đầu để thị oai. Tuy nhiên, chúa quỷ
vì quá ngạo mạn, nên lại phun lửa để đốt cháy đối thủ. Ngọn lửa chỉ là
“cháy nám mặt" vị Bồ tát hoá thân cứu khổ, cứu nạn. Danh xưng Tiêu Diện
Đại Sĩ có từ đó.
Chủ mạng Quỷ Vương
Theo
bản Kinh Địa Tạng thì: Chủ Mạng Quỷ Vương là một trong nhiều Quỷ Vương ở
trong núi Thiết Vi, cùng chung nơi trú ngụ của Diêm La Vương. Các Quỷ
Vương và Diêm La Vương đã nương theo oai thần của Phật và Bồ tát Địa
tạng lên cung trời Đao Lợi nghe Phật thuyết pháp. Nhân dịp nầy, Chủ Mạng
Quỷ Vương đã phát nguyện quy y Phật, và ra sức tu hành cứu độ chúng
sanh trong cõi Diêm Phù. Do đó, Chủ Mạng Quỷ Vương đã được đức Phật thọ
ký. Đức Phật dạy Điạ Tạng Vương Bồ Tát: "Chủ Mạng Quỷ Vương là một bậc
Bồ tát Đại Sĩ vì lòng từ bi phát nguyện hiện thân làm Quỷ Vương. Trải
170 kiếp, sẽ thành Phật hiệu Vô Tướng Như Lai". Như vậy, Chủ mạng Quỷ
Vương là vị Bồ Tát hoá thân dưới dạng Quỷ.Trong nghệ thuật tạo hình bằng
gốm nung, Chủ Mạng Quỷ Vương thường được chế tác dưới dạng một Quỷ
Vương: cầm trì vật là tích trượng nhằm biểu thị phò tá vị Giáo chủ cõi u
minh.
Thần Linh
Về
những vị thần linh nói chung, trong đồ tượng học thường thể hiện đề
tài tuân thủ khá nghiêm túc trong những loại tượng gỗ, đất nung, sành
sứ. Đây là: tượng Ngọc Hoàng, 10 vị Minh Vương và các nữ thần. Các pho
tượng Ngọc Hoàng, Minh Vương được chế tác trong tư thế ngồi nghiêm chỉnh
trên ngai, hai tay chắp trước ngực, cầm hốt. Về trang phục thì đầu đội
mũ bình thiên, mặc long bào, đai vàng. Những vị phụ tá như Nam Tào, Bắc
Đẩu, 2 Phán Quan được chế tác theo thức văn quan. Tư thế đứng thẳng, đầu
đội mũ đề bá, hai dải mũ thẳng xuống vai, đi hia, đai vàng. Các nữ thần
được chế tác dạng Thiên mẫu Hình. Ngồi trên ngai, đội mũ bình thiên,
mặc mãng bào, phủ yếm cổ hình hoa sen, đi hài thêu. Một số tượng khác
thì mặc bì hay xiêm y, mũ phụng, tay vịn đai ngọc, bàn tay đỡ thẻ bài.
THẬP BÁT LA HÁN LÀ GÌ?
Sự
tích 16 vị La-hán được chép trong sách Pháp Trụ Ký. Sách này do vị Đại
A-la-hán Nan Đề Mật Đa La (Nandimitra) trước thuật và Tam Tạng Pháp sư
Huyền Trang (600-664) dịch ra chữ Hán.
Ngài
Nan Đề Mật Đa La (còn có tên là Khánh Hữu) người Tích Lan, ra đời
khoảng năm 800 năm sau Phật Niết bàn. Theo Pháp Trụ Ký (Fachu-chi), thì
Ngài chỉ lược thuật lại kinh Pháp Trụ Ký do Phật thuyết giảng mà thôi.
Sách này trình bày danh tánh, trú xứ và sứ mệnh của 16 vị La-hán. Các
Ngài đã đạt được Tam minh, Lục thông và Bát giải thoát, vâng thừa giáo
chỉ của Phật, kéo dài thọ mạng, trụ tại thế gian tại thế gian để hộ trì
chánh pháp và làm lợi lạc quần sanh. Mỗi khi các tự viện tổ chức lễ hội
khánh thành, làm phúc, cúng dường trai Tăng, các Ngài cùng với quyến
thuộc thường vận dụng thần thông đến để chứng minh, tham dự, nhưng chúng
ta không thể nào thấy được. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của loài
người là 80 tuổi. Tuổi thọ này - theo Pháp Trụ Ký - sẽ giảm dần còn 10
tuổi là giai đoạn cuối cùng của kiếp giảm. Sau đó, sang giai đoạn kiếp
tăng, tuổi thọ con người từ 10 tuổi tăng dần đến 70000 tuổi. Bấy giờ các
Ngài sẽ chấm dứt nhiệm vụ và nhập Niết bàn. (Bởi vì khi tuổi thọ loài
người đến 80000 tuổi thì đức Phật Di Lạc sẽ ra đời).
Danh tánh và trú xứ của các Ngài như sau:
1. Tân Đâu Lô Bạt La Đọa Xà (S: Pindolabharadvàja), vị tôn giả này cùng 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tây Ngưu Hóa châu.
2. Ca Nặc Ca Phạt Sa (S: Kanakavatsa), vị tôn giả này cùng với 500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại phương Bắc nước Ca Thấp Di La.
3. Ca Nặc Ca Bạt Ly Đọa Xà (S: Kanakabharadvàja), vị tôn giả này cùng 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đông Thắng Thân châu.
4. Tô Tân Đà (S: Subinda), vị tôn giả này cùng với 700 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bắc Cu Lô châu.
5. Nặc Cự La (S: Nakula), vị tôn giả này cùng 800 vị A-la-hán phần lớn cư trú tại Nam Thiệm Bộ châu. 6. Bạt Đa La (S: Bhadra), vị tôn giả này cùng 800 vi A-la-hán, phần lớn cư trú tại Đam Một La châu. 7. Ca Lý Ca (S: Kàlika), vị tôn giả này cùng với 1000 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tăng Già Trà châu. 8. Phạt Xà La Phất Đa La (S: Vajraputra), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Bát Thứ Noa châu. 9. Thú Bát Ca (S: Jìvaka), vị tôn giả này cùng với 900 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Hương Túy. 10. Bán Thác Ca (S: Panthaka), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A-la-hán cư trú tại cõi trời 33. 11. La Hỗ La (S: Ràhula), vị tôn giả này cùng với 1100 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại Tất Lợi Dương Cù châu. 12. Ma Già Tê Na (S: Nàgasena), vị tôn giả này cùng với 1200 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại núi Bán Độ Ba. 13. Nhân Yết Đà (S: Angala), vị tôn giả này cùng với 1300 vị A Lan Hán, phần lớn cư trú tại trong núi Quảng Hiếp. 14. Phạt Na Bà Tư (S: Vanavàsin), vị tôn giả này cùng 400 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Khả Trụ. 15. A Thị Đa (S: Ajita), vị tôn giả này cùng với 1500 vị A-la-hán, phần lớn cư trú tại trong núi Thứu Phong. 16. Chú Trà Bán Thác Ca (S: Cùdapanthaka), vị tôn giả này cùng với 600 vị A-la-hán, phần lớn cư trú trong núi Trì Trục. Sau khi Pháp Trụ ký được dịch sang chữ Hán, Thiền sư Quán Hưu (832-912), vốn là một họa sĩ tài ba đã vẽ ra hình ảnh 16 vị A-la-hán. Tương truyền, nhân Thiền sư nằm mơ cảm ứng thấy được hình ảnh của các Ngài rồi vẽ lại. Những hình ảnh này ngày nay người ta còn tìm thấy tàng trữ nơi vách tường Thiên Phật động tại Đôn Hoàng thuộc tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Sau Thiền sư Quán Hưu còn có hoạ sĩ Pháp Nguyện, Pháp Cảnh và Tăng Diệu cũng chuyên vẽ về các vị La-hán.
Vì sao 16 vị La-hán trở thành 18 vị?
Từ
khi có hình ảnh 16 vị La-hán, các chùa thường tôn trí hình ảnh của các
Ngài, và từ con số 16 người ta thêm tôn giả Khánh Hữu thành 17 và tôn
giả Tân Đầu Lô thành 18 (nhưng không biết ai là tác giả đầu tiên của con
số 18 này).
Thật ra tôn giả Khánh Hữu (tên dịch nghĩa ra chữ Hán) vốn là Nan Đề Mật Đa La (tên phiên âm từ chữ Phạn), người đã thuyết minh sách Pháp Trụ Ký; còn Tân Đầu Lô chính là Tân Đầu Lô Bạt La Đọa Xa2, vị La-hán thứ nhất trong 16 vị. Do khômg am tường kinh điển và không hiểu tiếng Phạn mà thành lầm lẫn như thế!
Về
sau, Sa môn Giáp Phạm và Đại thi hào Tô Đông Pha (1036-1101) dựa vào
con số 18 này mà làm ra 18 bài văn ca tụng. Mỗi bài đều có đề tên một vị
La-hán. Rồi họa sĩ Trương Huyền lại dựa vào 18 bài văn ca tụng của Tô
Thức mà tạc tượng 18 vị La-hán, nhưng lại thay hai vị 17 và 18 bằng tôn
giả Ca Diếp và Quân Đề Bát Thán. Do thế mà từ con số 16 lần hồi trở
thành con số 18. Từ đời Nguyên trở đi, tại Trung Quốc cũng như Việt Nam,
con số 18 này được mọi người mặc nhiên chính thức công nhận, con số 16
chỉ còn lưu giữ trong sổ sách mà thôi. Nhưng, tại Tây Tạng, ngoài 16 vị
trên, người ta thêm Đạt Ma Đa La và Bố Đại Hòa Thượng; hoặc thêm hai tôn
giả Hoàng Long và Phục Hổ, hoặc thêm Ma Da Phu nhân và Di Lặc để thành
ra 18 vị.
Ngoài ra, còn có hai sự tích khác về 18 vị La-hán
1.
Sự tích thứ nhất được kể trong tập sách viết bằng chữ Hán của thầy Giáo
thọ Hoằng Khai, trụ trì chùa Càn An, tỉnh Bình Định, vào năm Tự Đức thứ
tư (1851). Theo sách này thì nước Triệu có nàng công chúa tên là Hy
Đạt, vốn rất chí thành mộ đạo, nàng chuyên niệm danh hiệu đức Phật A Di
Đà. Năm 15 tuổi, nàng ăn một đóa hoa sen vàng rồi hoài thai đến 6 năm
mới sinh ra 18 đồng tử. Các đồng tử ấy về sau được đức Quan Âm hóa độ và
thọ ký để họ trở thành 18 vị La-hán.
Nội
dung sự tích này khá lý thú, tương đối có giá trị về mặt văn chương,
nhưng cốt truyện lại pha trộn tinh thần Phật, Khổng, Lão nên ít có giá
trị về mặt lịch sử.
2.
Sự tích thứ hai: tương truyền ngày xưa tại Trung Quốc có 18 tên tướng
cướp rất hung hãn. Về sau họ hồi tâm cải tà quy chánh, nương theo Phật
pháp tu hành và đắc quả A-la-hán. Sự tích này tương đối có ý nghĩa,
nhưng lại có tính cách huyền thoại, do đó ít được người ta chấp nhận.
(theo tài liệu của Thầy Thích Phước Sơn)
Theo nhà nghiên cứu Bezacier, hệ thống biểu tượng thờ Phật (tính từ trọng tâm ra) gồm có:
Thượng điện và Thiêu hương
1-
Tượng Tam Thế: Quá khứ, Hiện tại, Vị lai (đức Phật A Di Đà, đức Bổn
Sư Thích Ca Mâu Ni, đức Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật).
2-
Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát
(Maha Sthanaprata) ở bên trái; đức Quan Thế Âm Bồ Tát(Avalokitesvara)
ở bên phải.
3-
Tượng Thế Tôn: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni (Cakyamonni) ở giữa; đức Văn
Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjucri) ở bên trái; đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
(Samantaghadha) ở bên phải. Một số chùa, bên cạnh đức Thế Tôn là đức A
Nan Đà (Ananda) và Ma Ha Ca Diếp (Mahakacyapa) .
4-
Tượng Di Lặc Tam Tôn: Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật (Maitreya)
ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm ở bên trái; Đại Diện Tướng ở bên phải.
5- Tượng Phật nhập Niết Bàn
6- Tượng đức Thích Ca đản sanh
7- Tượng Đế Thích (Indra) ở bên trái và đức Ngọc Hoàng (Brahma) ở bên phải.
8- Tượng Tứ Thiên Vương (Đông, Tây, Nam Bắc) hay Tứ Bồ Tát (Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát và Quyền Bồ Tát).
9- Tượng Địa tạng Vương Bồ Tát (Ksutigabha) tay cầm bảo châu, tay kia cầm tích trượng. Hai tượng hầu hai bên là Chưởng Thiện (bên trái) và Chưởng Ác (bên phải).
10-
Các tượng về đức Quan Thế Âm Bồ Tát như: Quan Âm Chuẩn Đề (3 mặt, 18
tay) Quan Âm Thiên Thủ, Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt) Quan Âm Nam
Hải (đi bè vượt biển cả), Quan Âm Thị Kính...
Tiền đường
1-
Bát Bộ Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh Trừ Tai, Tích Độc Nhãn,
Hoàng Tùy Cầu, Bạch Tĩnh Thủy, Xích Thanh Hoá, Định Trừ Tai, Tử Hiền
và Đại Thần Học.
2-
Hộ Pháp (Paladharma): ông Thiện và ông Ác 3- Thổ Thần, Long Thần, Đức
Ông, Thánh Tăng (Ananda) Giám Trai. 4- Thập điện Diêm Vương: Tân Quảng
Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương, Ngũ Quan Vương, Biến Thành
Vương, Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân
Vương.
Hành lang:
Thờ
những vị Tổ: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Giá Na Hoà Tu,Ưu Ba Cầu Đa, Đề Ca
Đa, Ba Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phụng Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh,
Ca Tỳ Ma La, Long Thụ Tôn Giả, La Hầu Ha, Tăng GiàNan Đề, Gia gia Đa
Xá, Cưu Ma La Đa, Đồ Dạ Đa. Một trong những yếu tố tạo nên khung cảnh
trang nghiêm của một ngôi chùa là quang cảnh bên trong. Không gian
của chùa vốn dĩ thường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi
ánh sáng toả vào chùa theo con đường khúc xạ và phản quang, cho nên
cường độ cũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã
thế, việc trang trí điện thờ ở chùa lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp,
đủ thể loại, đã gia tăng thêm cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm. Bên
trong, với không gian chùa như thế, những khối tròn, nhẳn bóng
thường đọng ánh sáng và nổi lên rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình, những
pho tượng thường có bề mặt rất nhẵn, những khối rất căng tròn.
Những dãy tượng trong chùa thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn, Quần tượng Tam Thế, những tượng Quan Thế Âm Chuẩn Đề, Tống tử, Niệm hương, Tượng Ngọc Hoàng, Đế Thích, Thập Bát La Hán... cân xứng, đăng đối. |
Chữ
vạn là một trong 32 tướng tốt của Đức Phật. Đây là biểu thị cái công
đức của Phật. Sở dĩ nó ứng hiện ở nơi ngực của Phật là để nói lên cái ý
nghĩa giác ngộ vẹn toàn của Phật. Ở chính giữa ngực là tượng trưng cho
lý Trung Đạo, không kẹt hai bên, vượt ngoài đối đãi.
Về
ý nghĩa của nó, theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang giải thích, thì nó có
nghĩa là cát tường hải vân hay cát tường hỷ toàn. Còn về chiều xoay bên
phải, bên trái không đồng nhứt, thì cũng theo Từ Điển Phật Học Huệ Quang
giải thích như sau:
“Hình
chữ Vạn, (xin vẽ chữ vạn có chiều trên xoay về bên trái vào đây) vốn là
dấu hiệu biểu thị sự tốt lành ở Ấn Độ thời xưa. Ngoài Ấn Độ thì Ba Tư,
Hy Lạp đều có phù hiệu nầy, thông thường được xem là tượng trưng cho mặt
trời, ánh chớp, lửa, nước chảy.
Ở
Ấn Độ thời xưa, Phật giáo, Bà La Môn giáo, Kỳ na giáo, đều sử dụng chữ
nầy. Đầu tiên, người Ấn Độ cho rằng phù hiệu nầy là sợi lông xoắn ở ngực
của Phạm thiên, Tỳ thấp nô (Phạn: Visnu), cát lật sắt noa (Phạn: Krsna)
và thông thường coi đây là dấu hiệu của sự tốt lành, thanh tịnh, tròn
đầy. Trong Phật giáo, chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái ) là tướng
tốt lành ở trước ngực của Phật và hàng Bồ tát Thập Địa, về sau dần dần
trở thành dấu hiệu đại biểu cho Phật giáo.
Xưa
nay có nhiều thuyết nói về chữ vạn. Về Hán dịch chữ vạn, Cưu ma la thập
và Huyền Trang dịch là chữ « Đức », Ngài Bồ đề lưu chi thì dịch là chữ
Vạn, biểu thị ý nghĩa công đức tràn đầy. Còn trong Tống Cao Tăng Truyện
3 thì cho rằng nếu chữ Vạn (chiều trên xoay về bên trái) mà dịch là vạn
thì chẳng phải dịch ý mà là dịch âm. Nhưng âm của chữ Srivatsalaksana
ban đầu không được đưa vào Kinh truyện, đến năm 639 thời Võ Tắc Thiên
mới đặt ra chữ nầy, đọc là vạn và cho rằng chữ nầy có ý nghĩa là nơi
nhóm hợp của muôn điều tốt lành. Nhưng chữ Vạn (chiều trên bên trái) vốn
là một ký hiệu chứ chẳng phải là một chữ. Sở dĩ xưa nay đọc liền là vạn
tự một mặt là do tập quán, chủ yếu nhất là do lầm lẫn khi dịch từ tiếng
Phạn sang Hán. Vì chữ Phạn Laksana, dịch âm là Lạc sát nẳng, nghĩa là
tướng; mặt khác chữ Phạn aksara dịch âm là Ác sát la, nghĩa là Tự. Có lẽ
2 âm Laksana và aksara gần giống nhau cho nên ý nghĩa của chúng bị lẫn
lộn. Nói theo đây thì chữ Vạn (chiều trên bên trái) tự nên đọc là tướng,
(vạn tướng) mới phù hợp với nghĩa gốc của chữ Phạn.
Từ
xưa, chữ Vạn đã có 2 trường hợp xoay về bên tả và xoay về bên hữu khác
nhau. Đối với Ấn Độ giáo, phần nhiều dùng chữ vạn (chiều xoay về bên
trái) để biểu thị cho nam tánh thần và chữ vạn (có chiều xoay về bên
phải) để biểu thị cho nữ tánh thần. Đối với Phật giáo, có ngôi tháp cổ
hiện còn ở vườn Lộc dã, chữ trên tháp toàn là chữ Vạn, (có chiều xoay về
phía phải) ngôi tháp nầy là vật kiến trúc thời vua A Dục, được xây dựng
để kỷ niệm nơi ngày xưa Đức Phật đã nhập định.
Tại Tây Tạng, tín đồ Lạt Ma Giáo thường dùng chữ Vạn (có chiều xoay về phía bên trái) tín đồ Bổng giáo thì dùng chữ Vạn (cũng xoay về phía trái) . Tại Trung Quốc, qua nhiều đời đều dùng cả 2 cách. Huệ Lâm Âm Nghĩa và Cao Ly Đại Tạng Kinh đều chủ trương chữ Vạn (chiều xoay về phía trái) , Nhật Bản Đại Tạng Kinh cũng mô phỏng theo và sử dụng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải) , nhưng 3 bản Tạng Kinh đời Tống, Nguyên, Minh, đều dùng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải), sự phân chia chữ xoay về bên tả và bên hữu chủ yếu là do nơi lập trường khác nhau.
Trong Kinh có nhiều chỗ nói “xoay về bên hữu”, sợi lông trắng giữa 2 đầu chân mày cũng uyển chuyển xoay về bên hữu, lại như khi lễ kính Phật, Bồ tát cũng phải đi nhiểu về bên hữu, cho nên từ ngữ “xoay về bên hữu” đã thành luận thuyết nhất định, nhưng rốt cuộc thì chữ Vạn là xoay về bên phải hay là xoay về bên trái vẫn còn là đầu mối gây ra sự tranh luận. Nếu đặt chữ Vạn ở phía trước chúng ta, nhìn chữ Vạn từ chỗ đứng của chúng ta thì xoay về bên hữu sẽ thành chữ Vạn (chiều xoay về bên hữu) ; nhưng nếu nói theo bản thân của chữ thì chữ Vạn (chiều xoay về bên phải) là phù hợp với phương hướng xoay về bên hữu.
Tại Tây Tạng, tín đồ Lạt Ma Giáo thường dùng chữ Vạn (có chiều xoay về phía bên trái) tín đồ Bổng giáo thì dùng chữ Vạn (cũng xoay về phía trái) . Tại Trung Quốc, qua nhiều đời đều dùng cả 2 cách. Huệ Lâm Âm Nghĩa và Cao Ly Đại Tạng Kinh đều chủ trương chữ Vạn (chiều xoay về phía trái) , Nhật Bản Đại Tạng Kinh cũng mô phỏng theo và sử dụng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải) , nhưng 3 bản Tạng Kinh đời Tống, Nguyên, Minh, đều dùng chữ Vạn (chiều xoay về phía phải), sự phân chia chữ xoay về bên tả và bên hữu chủ yếu là do nơi lập trường khác nhau.
Trong Kinh có nhiều chỗ nói “xoay về bên hữu”, sợi lông trắng giữa 2 đầu chân mày cũng uyển chuyển xoay về bên hữu, lại như khi lễ kính Phật, Bồ tát cũng phải đi nhiểu về bên hữu, cho nên từ ngữ “xoay về bên hữu” đã thành luận thuyết nhất định, nhưng rốt cuộc thì chữ Vạn là xoay về bên phải hay là xoay về bên trái vẫn còn là đầu mối gây ra sự tranh luận. Nếu đặt chữ Vạn ở phía trước chúng ta, nhìn chữ Vạn từ chỗ đứng của chúng ta thì xoay về bên hữu sẽ thành chữ Vạn (chiều xoay về bên hữu) ; nhưng nếu nói theo bản thân của chữ thì chữ Vạn (chiều xoay về bên phải) là phù hợp với phương hướng xoay về bên hữu.
Hoa sen với Đạo Phật
Hoa
sen, tiếng Phạm là Padma (Bát mạ). ở Thiên trúc, sen có bốn thứ: 1) Ưu
bát la hoa (Utpala): hoa sen xanh, 2) Câu vật đầu hoa (Kumuda): hoa sen
vàng, 3) Ba đầu ma hoa (Padma): hoa sen đỏ, 4) Phân đà lợi hoa
(Pundarika): hoa sen trắng. Riêng về hoa Phân đà lợi còn tùy ba thời nở
của nó mà có tên khác nhau. Khi chưa nở gọi là Quật ma la (Mukula), khi
nở rộ mới chính là Phân đà lợi, còn khi nở rồi và sắp tàn thì gọi là Ca
ma la (Kamala). Hoa sen là một thứ hoa được đời yêu quí, nhất là
trong giới Phật tử, hoa sen được dùng cúng dường và làm chỗ ngồi cho chư
Phật. Chẳng riêng gì giới Phật tử quí trọng hoa sen mà cả trong đển
thở, trong nghệ phẩm thời cổ, hoa sen còn được dùng làm để tài trang
tri. Như ở Ai Cập cách nay 5.000 năm, hoa sen là một yếu tố quan trọng
trong nghệ thuật hội họa và điêu khắc.
Hoa
sen hẳn có ý nghĩa gì siêu thoát lắm, nên mới được người đời, nhất là
các tôn giáo, quí trọng như thế. Cứ theo lý lẽ thông thường mà người đời
nêu ra để ca tụng hoa sen chúng ta thấy nó có những đức tính cao quí
I. Đức tánh của hoa sen
1) TÁNH KHÔNG NHIỄM- Cây
sen là một loại cây mọc dưới bùn lầy dơ bẩn nhưng có tánh không nhiễm
ô. Đó là một đức tánh cao quí không thể tìm thấy ở các loại cây khác.
Thế nên nó được người đời ca tụng về tánh vô nhiễm ấy, như câu ca dao mà
ta thường nghe :
Trong đầm gì đẹp bằng sen
L.á xanh bông trắng lại che nhụy vàng
Nhụy vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Trong
sách nho, người quân tử được ví với viên bạch ngọc ởtrong bùn mà không
hoại sắc, còn trong nhà Phật thì kẻ tu hành được vi với hoa sen, cũng vì
cái tánh không nhiễm ấy.
2) TÁNH TRỪNG THANH– Ngoài
tánh vô nhiễm, mọc trong bùn mà không nhiễm bùn, cây sen còn có đức
tánh, hễ mọc nơi nào thì làm cho nước đục nơi đó lóng trong. Đã không
nhiễm mà lại còn biến cải hoàn cảnh chung quanh mình thì hoa sen có thể
sánh với đức tánh cảm hóa của người tu hay người quân tử
3) HƯƠNG VỊ THÙY MỊ– Hoa
sen có một hương vị đặc biệt khác hơn các loại hoa. Có thứ hoa có sắc
mà không hương; có thứ hoa có hương mà không sắc. Đến như hoa sen thì
hương sắc đều gồm đủ, nhưng về hương thì mùi thơm của hoa sen rất dịu,
rất thùy mị, gây nơi người ngửi nó một tinh thần cao thượng, khác hơn
hương hoa hường quá nồng, hoa dạ lý hương quá gắt, kích thích những ý
nghĩ về dục lạc, còn về sắc thì hoa sen đểu đặn nhất, ngoài hợp những
tai hoa hoặc trắng hoặc hồng, trang điểm thêm những nhụy vàng rất xinh
xắn, trông vừa kín đáo vừa đầm thấm, như hạnh của người tu, không lả lơi
hay khêu gợi như các hoa khác.
4) TÁNH TINH KHIẾT- Trong
các thứ hoa, có thể nói hoa sen là trong sạch hơn hết, từ khi hoa nở
cho đến khi hoa tàn, chẳng hể có bướm ong bén mảng, không như hoa hường,
hoa lan, hoa cúc, hoa thọ... tấp nập rủ bướm quấn ong, con thì giữa
hoa, con thì hút mật, làm cho các tai hoa bần nhơ những phấn bụi. Bởi
hoa sen tinh khiết như thế nên được người đặc biệt chọn để cúng dường
ngôi Tam bảo.
5) TÁNH CỐ GẮNG VÀ KIÊN NHẪN- Ngoài
các đức tánh thanh bạch, vô nhiễm, cây sen còn có đức tánh cố gắng và
kiên nhẫn. Hãy xem sự sinh thành của cây sen sẽ thấy, không giờ phút nào
sen không cố gắng và kiên nhẫn chịu đựng mọi hoàn cảnh khó khăn.
a) Hạt giống để lâu không hư.– Trong
các hạt giống, có thể nói, hạt sen giữ lâu đã không hoại mà vẫn còn duy
trì mầm sống mãi mãi, có lẽ nhờ các vỏ cứng bên ngoài bao bọc. Nhiều
cuộc thí nghiệm đã chứng minh đểu ấy. Như từ năm 1843 đến năm 1855, ông
Bobert Brown, nhà thảo mộc học nước Anh đã đem ương những hạt sen hái từ
150 năm về trước. Trong 16 hạt có đến 14 hạt mọc mầm đâm tược. Năm
1942, Bác sĩ J. Bamsbattơm đem thể nghiệm những hạt sen hái từ 237 năm,
đều thấy kết quả không kém. Sau đó, bác sĩ Ichiroohga nhà thảo mộc học
nước Nhật, đem ương những hạt sen độ 400 năm, đào được ở Mãn Châu, vẫn
thấy mọc lên tươi tốt.
Những
cuộc thí nghiệm ấy đủ cho ta thấy hạt sen, dù để lâu vẫn giữ mầm sống
của nó không ủng, có thể ví với hạt giống (chủng tử) của các nghiệp tàng
ẩn trong tạng thức, một khi gặp đủ nhân duyên thì phát triển rất mau.
b) Từ trong bùn mọc lên- Khác
hơn nhiều loại cây, thường mọc trên khô cạn, cây sen mọc trong bùn, sâu
dưới đáy nước. Cái mầm phá cho được cái vỏ cứng để chui ra, đã là một
sự cố gắng lớn lao và nhiều kiên nhẫn; nhưng khi chui ra được rồi, ngó
sen còn phải cố gắng vượt cho hết lớp bùn hôi tanh để ngóc đầu ngoi lên
trong nước.
c) Vượt qua lớp nước sâu - Tuy
từ bỏ lớp bùn đất nhơ bẩn vượt lên trên mặt nủởc, nhưng cây sen chưa
lấy thế làm thõa mãn, nó còn cố gắng vượt qua lớp nước đục ở tận đáy để
ngoi lên lớp nước trong, càng vượt lên càng làm cho hoàn cảnh vẩn đục
bao bọc chung quanh minh trở nên trong sạch ấm áp.
d) Vượt lên hư không.- Mặc
dầu phá vỡ bao nhiêu ràng buộc bởi đất và nước để vượt ra chỗ khoáng
đạt hư không, sen cũng chưa hết cổ gắng. Nó còn cố ngóc đầu và vượt lên
giữa ánh sáng mặt trời. Kết lấy đóa hoa để rồi một hôm, khi cuộc tiến
hóa viên mãn, khoát nhiên khai nở, khoe màu sắc thanh tươi và xông hương
thơm tràn ngập trong không gian.
Sự
sinh thành của cây sen, xem đó, là một tấm gương kiên nhẫn và cố gắng.
Nó hàm súc một triết lý cao siêu vè sức sống cua con người, tiêu biểu
đức tánh cần cù và tinh tiến của kẻ tu hành tiến trên con đường giải
thoát đầy gian lao nguy khổ.
Ba
lớp: đất, nước, hư không mà cây sen đã trải qua, nào có khác ba trạng
thái của cõi : Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Từ trạng thái cõi Dục
đầy nhơ bần, người tu cố gắng vượt lên trạng thái cõi Sắc, nhưng khi đạt
đến các cõi thiên, bởi thấy chưa được giải thoát, nên cố gắng vượt lên
trạng thái vối Vô Sắc, và khi đạt đến cõi Phi tưởng cũng chưa thấy được
giải thoát nên còn phải cố gắng vượt lên cho đến chỗ hoàn toàn giải
thoát tức là trạng thái của tri tuệ triển khai; như đóa hoa sen khi nở
vậy. Sự sinh thành của cây sen hình dung được ý chí của người tu giải
thoát.
Phải
chăng nhờ gồm đủ những đức tánh: thanh bạch, tinh tiến, kiên nhẫn, cảm
hóa... như đức tánh của kẻ tu hành mà hoa sen được quí trọng và dùng làm
đối tượng tiêu biểu những triết lý mầu nhiệm trong đạo Phật.
II. Hoa sen với các tôn giáo thời cổ
Từ
ngàn xưa, hoa sen được xem là vật thiêng liêng đối với các tôn giáo, vì
nó là một thứ hoa tượng trưng cho vũ trụ hữu hình và vô hình, tuợng
trưng cho sức sáng tạo vật chất và tinh thần của vạn vật. Người ta dùng
nó để cúng dường các đấng thần linh. Hổi thời cồ giống dân A lợi á ở
Ấn-Độ, cũng như giống dân Ai-Cập và sau đó những dân tộc tu theo Đạo
Phật, đã biết kính trọng nó. Đối với dân Ấn Độ, hoa sen là tượng trưng
quyền lực sáng tạo của Thiên nhiên, của Lửa và Nước, tức là của tinh
thần và vật chất. Còn đối với dân Ai Cập, hoa sen là tượng trưng của
thần Orisis và thần Horus đều là thần Thái dương hay Hỏa thần. Ở xứ
Zudée thuộc miền Cận đông ở Âu Châu không có hoa sen, nên ở đấy người
theo đạo Thiên chúa dùng hoa huệ và kinh trọng nỏ không khác tín đồ tạo
Phật đối với hoa sen vậy. Họ còn cho hoa huệ là tượng trưng của điềm
linh ứng. Trong bức họa “Thiên thần báo tin” có vẽ thiên thần Gabriel
hiện ra cầm nơi tay một hoa huệ báo tin là Bà Maria thụ thai. Cành hoa
huệ tiêu biểu cho Lửa và Nước, tức là ý sáng tạo và truyền thống, không
khác ý nghĩa cái hoa sen mà Đức Bồ Tát cầm trên hay khi đến báo tin cho
Đức Mẫu-hoàng Ma-gia biết ngày giáng lâm của Phật.
Về hoa sen, bà Blavalsky, nhà khoa học huyền bí còn luận giải rằng:
Một
trong những hình thức tượng trưng của hai quyền lực sáng tạo trong
thiên nhiên (vật chất và sức lực trên phương diện hữu hình) là hoa sen
của Ấn Độ. Hoa sen là kết quả của sức nóng (lửa) và nước (chất hơi hay
chất ê-te); lửa vừa tiêu biểu, trong hệ thống triết lý và tôn giáo, cả
giáo lý CơĐốc, cái linh trí của Thần Thánh, cái nguyên tắc động, gióng
đực và vừa tiêu biểu cái nguyên tắc giống cái, thụ động, hàm chứa trong
vũ trụ. Thế cho nên, chất ê-te (dĩ thái) hay nước được xem là Mẹ, thuộc
âm; còn lửa được xem là Cha, thuộc dương. Ông Sir William Zones, và khoa
thảo-mộc-học thái cổ trước ông, đã chỉ cho thấy rằng hạt sen, ngay khi
chưa đem ương, chứa sẵn một cây sen bé tí, để chờ khi phát triển hoàn
toàn vượt ra khỏi vỏ... vì rằng hạt giống của các thứ cây thuộc loại
hiển hoa (Phanérogames) sinh ra những hoa chứa ngậm sẵn một cây non đã
thành hình.
Ngoài
ra, hoa sen còn là vật tượng trưng rất cổ của vũ trụ và con người vì lý
đo phổ thông này: Một là trong mỗi hạt giống đã chứa ngậm một cây sen
nhỏ để trở thành cây sen vị lai; điều đó chứng minh rằng mọi vật hữu
hình trên thế gian đểu do trạng thái tinh thần nguyên sơ mà ra. Hai là
cây sen mọc dưới nước, rễ ẩn sâu trong bùn, còn bông thì nở trong không
khí, trên mặt nước. Như thế hoa sen là điển hình của đời sống con người
và vũ trụ, bởi giáo lý bi truyền có dạy rằng: Nguyên tố của con người
và vũ trụ đều thư nhau và cả hai đều phát triển cùng một chiều hướng. Rễ
sen ăn sâu dưới bùn, tiêu biểu cho đời sống vật chất, cọng sen vượt
ngang qua nước, tượng trưng cho cõi trừng giới, còn hoa sen đứng giữa
không khí ngửa mặt lên trời là biểu hiệu của đời sống tinh thần. (La
doctrine secrete. Quyển I).
Còn
theo bác sĩ Allendy thì hoa sen là biểu hiệu của sự luân hồi. Hạt sen
nứt mọng đâm ngón dưới bùn, lẩn lần lớn lên, vượt qua khỏi mặt nước để
vươn mình lên hư không, trổ hoa kết trái. Khi hoa tàn thu hạt sen khô
rơi ra khỏi gương, đi ngang qua lớp nước rồi mới đến đất, nơi đây sen
nẩy mầm để sanh ra cây sen khác. Sự luân hồi của con người cũng như vậy.
Hoa
sen đối với tôn giáo có ý nghĩa cao xa như thề nên được người đời quí
trọng, vì họ xem nó là một tượng trưng thiêng liêng. Song kể ra, sự kính
trọng của các tôn giáo đối với hoa sen chưa bằng sự sùng ngưỡng của tín
đồ Phật Giáo.
III. Hoa sen đối với đạo Phật
Đối
với đạo Phật, hoa sen là một vật quí trọng tôn kính hơn hết. Khi bước
vào chùa, ngó lên ngôi Tam bảo là thấy bao nhiêu hình sắc của Hoa sen.
Trước hết, đập mạnh vào thị giác của mỗi người là chỗ ngồi và chỗ đứng
của chư Phật đều làm thành hình một đóa hoa sen to tướng mà danh từ Phật
học gọi là Liên tòa hay tòa sen. Sau đó là những Hoa sen tươi hoặc đã
nở hoặc còn búp dâng cúng trước mỗi bàn thờ Phật.
Danh từ Hoa sen (Liên hoa) còn được đùng vào nhiều vật dụng của chư tăng hay nghi thức lễ bái.
Như
bộ áo cà sa của tỳ-khưu được gợi là Liên hoa y hay Liên hoa phục, có ý
biểu dương cái nghĩa thanh tịnh không nhiễm trước như Hoa sen.
Khi
chúng ta lễ Phật, hai bàn tay chấp lại làm thành hình Hoa sen còn búp
mà nhà Phật gọi là Liên hoa hợp chưởng. Đó là hình tướng của một cái ấn
mà khi hành lễ chúng ta phải kết trước hết. Nó còn phản ảnh cái hình hài
khi chúng ta còn ở trong thai mẹ. Theo kinh điển, liên hoa hợp chưởng
(chắp tay thành hình hoa sen bùn) còn hàm xúc nhiều ý nghĩa rất sâu xa.
Nỏ biểu thị cho Lý và Tri cùng một thể. Tay trái thuộc về tịnh và không
hay làm việc, là hiểu thị của Lý còn, tay mặt thì năng làm việc, cho nên
biểu thị cho Trí.
Trong
kinh Nhiếp vô ngại có nói : “năm ngón tay trái gọi là ngũ trí của Thai
tạng giới, còn năm ngón tay mặt là ngũ trí của Kim Cương giới. Mười ngón
hiệp lại gọi là Thập độ hoặc Thập pháp giới hay là Thập chân như”. Về
thập pháp giới thì chia ra năm phàm và năm thánh: Tay trái là tay không
tự tại thuộc về năm giới mê của phàm như : Địa ngục, Ngã quả súc sinh,
Nhân và Thiên. Còn tay mặt là tay tự tại thuộc về năm giới của Thánh
như: Thanh văn Duyên giác, Bồ tát, quyền Phật và thiệt Phật.
Ngoài
lối chắp tay gọi tà Liên hoa hợp chưởng, nhà Phật còn cách ngồi gọi là
Liên hoa toạ (cách ngồi hình Hoa sen). Đó là lối ngồi kiết già, trước
hết gạt chân trái lên bắp vế chân mặt rồi sau mới gác chân mặt lên bắp
vế chân trái. Ngồi như thế làm thành hình hoa sen, cho nên ngồi kiết già
được gọi là Liên hoa toạ. Đến như cách ngồi gạt một chân trái lên bắp
vế chân mặt hay gạt một chân mặt lên bắp vế chân trái thì đó là cách
ngồi bán già. Cách trước có tên là Cát tường toạ, còn cách sau gọi là
Hàng ma tọa.
Chư
Phật thường ngồi trên toà sen hay ngồi xếp chân theo hình Hoa sen là
lấy theo nghĩa của Yên hoa tạng thế giới, gọi tắt là Hoa tạng thế giới.
Hoa
tạng thế giới là danh từ Phật học dùng để gọi cõi thanh tịnh nơi báo
thân của chư Phật an trụ, vì cõi ấy do sen báu làm thành. Như cõi thanh
tịnh của đức Phật A-Di-Đà là cõi hoa tạng mà kinh Hoa nghiêm đã nói, hay
cũng gọi là cõi Cực lạc; cõi Hoa tạng của đức Phật Đại Nhật là Mật
nghiêm quốc.
Riêng
về cõi cực lạc của đức Phật A Di Đà còn được gọi là Liên bang, cõi có
nhiều Hoa sen. Do đo, Tịnh độ tông được gọi là Liên tông; bạn đồng ấu
tịnh nghiệp được gọi là Liên xã; phân thời giờ để niệm Phật gợi là Liên
liêu.
Cứ
theo các kinh Tịnh độ tông thì ở cõi Cực lạc có rất nhiều ao sen báu.
Quán kinh nói rằng: mỗi mỗi trong ao có 60 ức Hoa sen bằng bảy báu, tròn
trịa vừa đúng 12 do tuần. Mỗi hoa sen là mỗi chỗ dành cho những người
vãng sinh về gá thai, tùy theo công đức và căn cơ mà gá vào Thượng phẩm,
Trung phẩm hay Hạ phẩm.
Hoa sen ở cõi Cực-lạc có đủ đức tánh vi diệu và hương khiết hơn Hoa sen ở các cõi khác.
Trong Di Đàsớ sao có giải rõ nghĩa vi diệu và hương khiết như sau:
Chư vi có bốn nghĩa:
1) Rễ nó ngầm dưới đáy ao không trông thầy, đó là nghĩa U vi;
2) Không sanh nơi gò cao đất dày, cùng các hoa khác tranh phần xinh tốt, đó là nghĩa ẩn vi;
3) Trong quán kinh nói: trên mỗi lá sen có tám vạn bốn ngàn gân mạch như thợ trời khéo vẽ, đó là nghĩa tế vi;
4) Bảy báu làm thành, quí, lạ, đẹp, xinh, đó là nghĩa tinh vi. .
Về chữ Diệu có 12 nghĩa:
1) Mới có hoa liền có quả, chẳng đợi hoa rụng, đó là nghĩa: Nhân quả đồng thời diệu;
2) Nhiễm mà không nhiễm, không nhiễm mà nhiễm, đó là nghĩa: Cấu tịnh song phi diệu;
3) Một hoa bao bọc các hột, các hột sắp hàng ở trong hoa, đó là nghĩa: Tống biệttề chương diệu;
4) Ngày thời nở, đêm thời búp lại đó là nghĩa: Ẩn hiển tùy nghi diệu;
5) Hoa lớn ở giữa có tràm nghìn vạn ức hoa sen làm quyến thuộc, đó là nghĩa: Chủ bạn tương thân diệu;
6)
Thượng, Trung, Hạ phẩm, mỗi phẩm phân làm chín, chín nhân với chín
cho đến vô lượng, tùy nhân trước của mỗi người không hề làm lẫn đó là
nghĩa: Thắng liệt phân minh diệu;
7) Lớn một do tuần cho đến làm ngàn vạn ức do tuần, đó là nghĩa: Tiểu đại vô địch diệu;
8) Chẳng do mùa xuân banh, chẳng vì mùa thu héo, luôn luôn thường mới, đó là nghĩa: Hàn thử bất thiên diệu;
9) Đỏ, tía, đen, vàng, hoặc là thần trắng hay tạp sắc tạp quang, cũng lại như vậy, đó là nghĩa: Thể tố giao huy diệu;
10) Sanh ở nước kia, từ hư không bay đến cõi này mà tiếp người vãng sanh, đó là nghĩa: Động tĩnh nhất nguyên diệu;
11) Chư Phật, Bồ Tát ngồi kiết già trong đó, những chúng sinh niệm Phật cũng gá thai trong ấy, đó là nghĩa: Phàm Thánh kiêm thành diệu ;
12) Người phương này niệm Phật, hoa liền nêu danh, siêng, trễ phân, ranh, tươi, khô đều khác, đó là nghĩa: cảm ứng minh phù diệu.
Về chữ Hương có hai nghĩa:
1) Ở phương này (Ta-Bà) sen từ trong bùn mọc ra; tuy ở chỗ nhơ vẫn thơm tho ngào ngạt, đó là nghĩa: Ởgiữa uế mà vẫn thơm;
2) Ở nước kia (Cực lạc) như kinh Đại bản nói:
màu sắc đã khác nên mùi hương cũng khác, thơm tho ngào ngạt không thể
kể kết, cho nên người tụng bài kệ “Thanh liên hoa hương, Bạch liên hoa
hương”, còn được trong miệng bay ra mùi hương Hoa sen, hơn các thứ hương
không sao sanh kịp, đó là nghĩa Hương thơm hơn cácthứ hương.
Về chữ Khiết cũng có hai nghĩa:
1) Ở phương này sen từ trong bùn mọc ra, đáng lẽ bị nhơ, nhưng lại trong sạch, đó là nghĩa : Sạch trong chỗ nhơ,
2)
Ở nước kia, vì gốc sen từ nơi cát vàng mọc lên, khác hơn cõi trược,
sanh trong nước công đức khác hơn nước thường, do các báu hợp thành khác
hơn cõi phàm; cho nên sạch hơn tất cả, không chi sánh bằng, đó là
nghĩa: sạch ở trong chỗ sạch.
Hoa sen đã vi diệu và hương khiết dường ấy nên Đức Phật Thich Ca dùng nó làm tên cho bản Diệu pháp liên hoa kinh, để dụ diệu pháp với Hoa sen.
Mà dụ như thể là bởi Hoa sen, theo ngài Thiên Thai đã nói, có đủ ba nghĩa thù thắng như sau:
1) Vị liên cố hoa, nghĩa là trong khi hoa nở thì sen đã phát sanh.
2) Khai hoa liên hiện, nghĩa là sen đơm hoa thì uất trái cùng một lúc. Đó là điều vi diệu mà hoa khác không có.
3) Hoa lạc liên thành, nghĩa là khi hoa rụng thì trái hãy còn.
Ngài Thiên Thai đem ba cái nghĩa vi diệu ấy dụ với ba nghĩa của môn Quyền thực và môn Bản tích.
Ba nghĩa của môn Quyền thực là:
1) Vị thực thi quyền có
nghĩa: “Thật” là cái diệu pháp của Phật tự chứng, còn “Quyến” là cái
phương tiện của Phật hóa độ chúng sinh. Phật từ thực pháp Đại thừa mà
phương tiện ra vô lượng quyền giáo khiến cho tất cả chúng sinh đểu có
thể thành Phật quả. Đó là vì “Thật” đặt ra “Quyền”, cũng đồng nghĩa với
“vị liên cố hoa”.
2) Khai quyền hiển thực có
nghĩa : Phật thấy các hàng Thanh văn không rõ thấu chỗ “vị thực thi
quyền” lại trở chấp cái quyền pháp cho là cứu cánh, nên ngài mới mở cái
“quyền Tam thừa” cho chúng sinh thấy rõ cái “thực pháp của nhất thừa”.
Đó là mở quyền để hiện cái thực cũng đổng nghĩa với “Hoa khai liên
hiện”. Hoa khai là dụ với khai quyền, còn liên hiện là dụ với hiển
thực.
3) Phế quyền lập thực có
nghĩa: Khi Phật đã khai cái quyền giáo của Tam thừa thì cái quyền-giáo
tự nó đã bỏ, chỉ còn lại cái thực giáo của 'nhất-thừa. Thế là Phật đem
cái quyền-pháp của Tam-thừa gom về trong một cái “thực” rộng lớn thì đâu
còn cái “quyền” kia nữa. Đó là bỏ cái “quyền” mà còn lại cái “thực”,
cũng đồng nghĩa với “Hoa lạc liên thành” kia vậy.
Đến như môn Bản tích cũng có ba nghĩa :
1) Tùng bản thùy tích có
nghĩa: Từ cái gốc (bản) mà rọi lại cái dấu (tích Phật được thành-quả
ngày nay là từ “bản Phật” đã thành trong mấy kiếp quá khứ lâu rồi, cũng
như trong tuyết thấy dấu chân thì biết chắc là có gốc của chân. Đó là từ
gốc rọi dấu lại, cũng đổng nghĩa với “Vị liên cố hoa”.
2) Khai tích hiền bản có
nghĩa: Bày cái dấu mà rõ cái gốc. Như trong phầm “thọ lượng” nêu rõ cái
cận tích của Phật xuất-gia tại thành Ca-đa, để hiển cái Phật đã có từ
lâu đời. Nếu không khai cái “tích” ra cho rõ thì làm sao biết được cái
“bản”. Đó là bày cái “tích” để rõ cái “bản”; cũng đồng nghĩa với “khai
hoa liên hiện”.
3) Phế tích lập bản có
nghĩa: Bỏ cái “tích” mà còn lại cái “bản”. Khi Hội Pháp Hoa chưa mở thì
chưa biết cái “bản” và cái “tích” thế nào, đến khi mở rồi thì thấy ra
cái “tích” của Phật tức là cái bản Phật đã thành từ bao nhiều kiếp
trước. Đó là bỏ cái “tích” thì còn lại cái “bản”, cũng đồng nghĩa với
“Hoa lạc liên thành” vậy.
Trên
đây là lấy ba cái nghĩa của Hoa-sen để dụ cho hiểu rõ cái Bản-địa của
Phật. Thế đủ thấy Phật-pháp rất vi-diệu khó diễn đạt cho liễu-nghĩa, cần
phải đem cái nghĩa mỹ-diệu trang-nghiêm của Hoa-sen mới dụ được (cái
diệu-pháp của Phật).
Ngoài
nghĩa vi-diệu, Hoa-sen còn là cái huyền-lực nhiệm-mầu mà nhà Phật hay
các nhà tu Tiên thường dùng làm câu chân-ngôn để sai Thần khiển quỉ, từ
tai diệt nạn, xua đuổi tà ma.
Chẳng
hạn như câu chân ngôn: Án-ma-ni bát mê hồng (Om mani padme hum), trong
đó chữ Bát-mê (Padme) tức là Hoa-sen gọi theo tiếng Phạm. Theo
Blavatsky, nhà khoa-học huyền-bí thì câu chân ngôn này có nghĩa: “Ô!
chân linh trong Hoa-sen” kể ra thì hơi tối nghĩa, nhưng nó hàm-súc một
huyền-lực vô biên khi một tu-sĩ niệm đến nó.
Blavatsky
có giải rằng: “Theo quan-niệm bí-truyền thì câu ấy có nghĩa: Ô,
Phật-tánh! (hay chân-linh) ngươi ở trong ta. Thật vậy, trong mỗi chúng
sinh đều có Phật-tánh. Vì chúng sinh đã và sẽ thành Phật. Câu này ám chỉ
sự hòa-hợp không thể chia lìa được giữa con người và vũ-trụ. Như thế,
Hoa-sen là một tượng trưng phổ-thông về vũ-trụ, vừa lả sự hoàn-toàn trọn
vẹn, vừa là chơn-nhân hay chơn-linh của con người tinh-thần hay Phật”.
(La doctrine Secrète. Quyển IV, trang 180)
Quả
thật, Hoa-sen có một huyền-năng vô-biên có thể đánh tan mợi điều tà ma
quỉ mị. Ai có đọc truyện “Phong Thần” sẽ thấy: để phá tan mọi tà-pháp
của phe triệt-giáo, chư Tiên bên Xiển-giáo đều dùng phép linh hóa hiện
ra Hoa-sen xanh. Như cây Hạnh-huỳnh-kỳ của Khương Tử-Nha mỗi khi lâm
trận đều hiện ra hàng trăm Hoa-sen tủa xuống chở che và phá tan các pháp
thuật của triệt-giáo. Nguyên-Thỉ Chân-tôn mỗi khi lâm trận, nhờ ngổi
trên chiếc xe hoa hiện ra vô số Hoa-sen xanh bao bọc mà bình an tự-tại.
Trong
kinh Phật, ta cũng thấy lrong nhiều pháphội, Đức Phật thường phóng ra
hào-quang vô số Hoa-sen và trong mỗi Hoa-sen có một hóa-Phật. Như kinh NHƯ-LAI tạng đã
chép: “Bấy giờ Bức Thế-Tôn ở trong chiên-đàn lầu các, đang ngồi chốn
Đạo-lràng mà hiện pháp-thân biến ra Hoa-sen ngàn cánh, lớn như bánh xe,
trong sen hóa ra vị Phật, mỗi vị Phật phóng ra vô số trăm ngàn hào
quang”.
Hoa-sen
đã vi diệu như thế, cớ sao trong lúc quí-trọng nó đem cúng dường chư
Phật, lại còn đem nó làm chỗ ngổi cho chư Phật phu-tọa ? Vậy thì thứ sen
nào để cúng dường, thứ sen nào để phụ-tọa và thứ sen nào để gá thai? Đó
là câu hỏi mà có nhiều Phật-tử băn-khoăn tự-vấn.
Kể
ra thì chưa thấy kinh sách phân loại thứ sen nào để cúng dường, thứ nào
để phu-tọa, thứ nào để làm hóa~thân, nhưng cứ lấy cái lý mà xét thì mặc
dầu trong lời nói có chỗ phân biệt, nhưng kỳ thật về tự-tánh, Hoa-sen
vẫn có một, cũng như về tam-thân của Phật có phân ra Pháp-thân, Báo thân
và Ứng thân, hay Hóa thân, nhưng thật ra vẫn là một thân Phật mà thôi.
Thế
nên, ta có thể nói Hoa-sen dùng cúng-đưởng là Hoa-sen Pháp-thân,
Hoa-sen dùng làm chỗ ngồi chư Phật là Hoa-sen Báo-thân và Hoa-sen dùng
để gá thai là Hoa-sen Hóa-thân hay Ứng thân.
IV. Kết luận
Hoa
sen đã quí báu dường ẩy, thế nên trong sách Tánh mạng khuê chỉ có bài
thơ khen tặng, đáng làm tấm gương trong sáng cho kẻ tu hành xem đó mà
suy nghiệm.
Hồng hồng bạch bạch thủy trung liên, .
Xuất ố nê trung sắc chuyền liên ;
Hành trực ngẫu không bổng hựu thục,
Tu hành diệu lý kháp như nhiên
Tạm dịch
Sen nở trong đầm đỏ trắng phơi,
Bùn nhơ không nhiễm sắc thêm tươi.
Thân ngay, ngó rỗng, gương đầy hột.
Cái lý tu hành cũng thế thôi.
Thật
thế cây sen, tự bản thân và sự sinh thành của nó hàm súc một triết lý
siêu mầu cao cả. Kẻ học đạo, nếu biết lấy đó làm tấm gương tu tiến thì
quả Phật chẳng phải là khó được.
Ngay
như hột sen, nào có khác hột giống Bồ đề của ta, một khi đã gieo vào
tâm thức thì không bao giờ mất hay hư hoại. Nó sẽ nảy nở nếu có đủ điều
kiện về nhân duyên; ví bằng không gặp hoàn cảnh thuận tiện do ác nghiệp
gây ra làm trở ngại thì nó vẩn nằm đó chớ không hề mất hay úng.
Đến
khi gặp đủ nhân duyên, hột sen tự phá lấy lớp vỏ cứng và cố gắng không
ngừng vượt lên. Mọc trong bùn đất hôi tanh nhưng nó không hể bị ô nhiễm,
cố vượt cho ra khỏi lớp bùn để chui lên trong nước, càng vượt lên càng
hoán cải hoàn cảnh chung quanh mình, biến lớp nước vẩn đục trở nên trong
trẻo.
Như
cây ấu hay các loại thủy thảo, khi vượt lên lớp đất lên đến lớp nước
thì đã trổ bông kết trái rồi. Đến như cây sen thì không lẩy thế làm mãn
nguyện; nó còn cổ gắng vượt lên cho khỏi lớp nước đó. Cũng không như cây
bung súng kết hoa ngay trên mặt nước, cây sen vẫn tiếp tục vượt lên
không trung, rồi khi cuộc tiến hoa viên mãn mới kết hoa để tươi nở dưới
ánh sáng mặt trời, ban rải mùi hương ngào ngạt khắp nơi.
Cái
lý tu hành cũng như thế. Muốn có cây sen trước hết phải có hột giống,
cũng như người muốn thành Phật trước phải gieo hột giống Bồ đề, và cho
được ươm hoa kết trái, cây sen phải từ dưới bùn mọc lên, cũng như con
người phải từ cõi trần ô trược mà tu tiến lên thành Tiên thành Phật vậy.
Mặc
dầu mọc trong bủn, cây sen không nhiễm bủn, trái lại còn hoàn cải nước
đục thành trong, cũng như tu hành mặc dầu sống ở cõi trần, chung lộn với
kế tục, thế mà đã không nhiễm trầm, đắm mê tục lụy, trải lại còn cảm
hóa bao nhiêu người chung quanh mình quảy đầu hướng thiện, tinh tấn tu
hành.
Sự
sinh thành cây sen là cả một cuộc đời kiên nhẫn và cổ gắng. Nó phải
vưọt qua ba lớp: bùn, nước và không khí mới trổ hoa, không khác công phu
kẻ tu hành phải vượt qua khỏi tam giới: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc
giới mới được hoàn toàn giải thoát.
Còn
gì tươi đẹp và thơm tho bằng hoa sen khi mới nở, cũng nơi kẻ tu hành,
ôi! còn gì tự tại an vui bằng khi trí tuệ khoát khai là mức rốt ráo của
con đường tu tiến, là kết quả của bao nhiêu kiếp cố gắng và kiên nhẫn tu
hành.
Do những đức tánh siêu mầu hơn các loại hoa mà Hoa sen được Phật tử quí trọng tôn kính.
Ý nghĩa của Hoa sen thật lả sâu xa cao cả.
KIẾN TRÚC CHÙA VIỆT NAM
Vấn đề ngữ nghĩa về "chùa"
Những
ngôi chùa Việt Nam xuất hiện từ bao giờ? Cho đến nay vẫn chưa có câu
trả lời dứt khoát. Tất nhiên khi đạo Phật truyền báở đâu thì nhiều chùa
chiền xuất hiện tại đó. Song sự thật không còn một ngôi chùa nào cổ đến
thế kỷ II- III sau Công nguyên. Chùa là kiến trúc Phật Giáo phục vụ cho
nghi lễ và tu hành.
Kiến
trúc chùa chịu ba ảnh hưởng khác nhau: kiến trúc Việt, kiến trúc Trung
Hoa và kiến trúc Ấn. Chùa Việt xuất phát từ danh từ "Saitya", chữ Hán âm
là "chi đề",hay "chế đề", dịch nghĩa là "phúc tự". Nhưng cũng thường
kết hợp với "Vihâra" để trở thành một quần thể kiến trúc phức hợp.
"Vihâra" chữ Hán âm là "Tì Kha La", hay "Tỵ Kha La".
Ngài
Nghĩa Tịnh trong cuốn "Cầu Kinh Cao Tăng Truyện" có viết: Tỳ Kha La thị
trú xứ nghĩa, thử vân "tự" giai bất thị chính dịch" (Tì Kha La cónghĩa
là chỗ ở, gọi là "Tự" là dịch không chính xác).Thực ra trong nguyên nghĩ
thì "Tự" vốn không có nghĩa là Chùa (Khang Hy Tự Điển), tức là không đề
cập đến kiến trúc Phật Giáo.Điều có những tương quan đến vấn đề kiến
trúc. Nhưng "Tự" trong Hán văn có nghĩa là gì? Căn cứ theo Từ Điển
Thuyết Văn thì giải thích như sau: Tự có nghĩa là đình (nghĩa làthuộc về
triều đình), là có pháp độ (tức là khuôn phép của nhà nước).
Phần
chú thích trong "Hán Thư" có ghi rằng: Phàm phủ đình sở trú giai vị chi
"tự". (Phàm nơi ở của cơ quan nhà nước đều gọi là"Tự"). Tài liệu khai
triển thêm rằng: Theo chế độ quan chức thời nhà Hán ở Trung Hoa thì có
Cửu Khanh; đến đời nhà Ngụy, gọi nơi làm việc của Cửu Khanh là "tự"; cho
nên được đổi tên là Cửu Tự. Những đời sau, cứ theo đó để dùng đến danh
từ nầy. Theo những giải thích trên thì "Tự" có nghĩa là cơ quan của nhà
nước. Có người đã dịch lầm "quan tự" là "chùa công". Cửu Tự theo nguyên
nghĩa là "chín bộ" trong triều đình. Đến đời Hán Minh Đế, có nhà sư ở
Tây Vực là Nhiếp Ma Đằng dùng ngựa trắng để chở kinh Phật đến vùng đất
Lạc Dương, vì khách là người "tứ di" cho nên được bố trí ở "Hồng Lô Tự"
(nhà khách của cơ quan ngoại giao).
Về
sau, có dựng lên một công trình kiến trúc khác cho nhà sư. Nhân việc
ngựa trắng chở kinh mà đặt tên là Bạch Mã, vì đã từng ở Hồng Lô Tự nên
gọi là Bạch Mã Tự. Từ đó về sau, "Tự" có nghĩa là "Phù đồ", để chỉ nơi
tu hành của nhà sư. Xem như vậy, Saitya (Chi đề) là nơi thờ Phật, tụng
kinh, thuyết pháp. Vihâra (Tăng Phòng) là nơi cư trú của chư tăng. "Chi
đề" vốn chỉ là một kiến trúc hình ống phía sau tròn, có một "Stupa" hay
một tượng Phật, hay cả hai làm đối tượng cúng dâng, tụng niệm. Chư tăng
vừa đi vòng quanh biểu tượng Phật, vừa tụng niệm hay ngồi trước biểu
tượng Phật. Vốn là hai kiến trúc riêng biệt, nhưng ngay tại Ấn Độ đã
xuất hiện sự hỗn hợp hai kiến trúc làm thành một và gọi là Saitya hay
Vihâra. Thông thường, tại Ấn Độ hay Trung Hoa, kiến trúc nầy hình tứ
giác; các tăng phòng nhỏ được kiến tạo chung quanh; giữa lànơi tiến hành
tụng niệm thuyết pháp tập thể có biểu tượng Phật (Theo Nguyễn Duy
Hinh).
Kiến trúc tháp
Còn
một kiến trúc Phật Giáo khác cũng không kém phần quan trọng là Tháp
(Stupa). Đó là những biểu tượng Phật, mộ thờ chư tăng, không có kiểu
dáng kiến trúc nhà cửa. Theo Hán Văn thì Stupa được dịch là "Ty Đô ba"
hay "Túy Đô Ba", "Tháp Bà" sau đó được rút gọn là "Tháp". Có khi Tháp
cũng được gọi là "Phù đồ". Tóm lại, ba kiến trúc Phật Giáo cơ bản là
Saitya (chi đề), Vihâra(Tự) và Stupa (Tháp) đã tồn tại ở Việt Nam dưới
nhiều dạng thức: chùa hang, chùa, tháp. Những ngôi chùa Việt Nam, tùy
từng thời và từng vùng, có những biến đổi riêng biệt.
Các
nhà khảo cổ học trong quá trình khai quật các nền móng kiến trúc Phật
Giáo đã nhận ra rằng: Ở mỗi thời đại cụ thể, ngôi chùa có những vị trí
trung tâm khác nhau; những kiểu thức kiến trúc cũng khác nhau.- 10 thế
kỷ đầu Công nguyên: Ngọn tháp được coi là trung tâm củachùa, thì các
công trình khác được liên kết với nhau, tạo nên mộthình thái kiến trúc
bao quanh ngôi tháp.
Đời
Lý, Trần: Lúc nầy, Phật điện được mở rộng hơn, thờ những ngôi Tam bảo
là chính, những ngọn tháp không cò được đặt vị trí trung tâm, là xây
trước chùa hay hai bên chùa. Hình thái kiến trúc Phật Giáo trong giai
đoạn nầy chủ yếu là tam cấp, với độ cao khác nhau. Lại có ý kiến cho
rằng: Cuối đời Trần, đã xuất hiện dạng chùa "Chi Đề".
Đời
Lê: Trong quá trình phục hưng văn hoá Phật Giáo, các hình thái kiến
trúc trở nên đa dạng và phức tạp. Những hình thái kiến trục dạng chữ
"tam", chữ "công" (nội công, ngoại quốc), chữ"đinh" kiến tạo tùy khả
năng và vị thế từng nơi.
Đời
Nguyễn: Phật Giáo có thêm nhiều thiền phái khác, chùa chiền lại được
kiến tạo giản dị hơn. Theo những số liệu thông kê của hơn 300 ngôi chùa
chung quanh Hà Nội, có trên 80% ngôi chùa làm theo dạng chữ "đinh".
Các Tông Phái Phật Giáo ở Việt Nam
Mật tông
Mật tông(zh. 密宗mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bí mật bắt nguồn từ Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 5, 6 tại Ấn Độ. Có một số ý kiến cho rằng có sự đồng nhất giữa tên gọi Mật Tông với Kim cương thừa (Vajrayāna).
Tuy nhiên, tên gọi Kim Cương Thừa chỉ thấy xuất phát từ Tây Tạng, còn
các nguồn kinh điển Hán tạng xưa không đề cập đến tên gọi này. Vấn đề
này có thể thấy rõ qua nét khác biệt của hai đường lối tu giữa hai
trường phái. Mật Tông xuất phát từ Trung Quốc sử dụng sự kết hợp giáo
nghĩa của cả hai Kim Cương Giới và Thai Tạng Giới, trong khi đó Mật Tông Tây Tạng hiếm khi đề cập đến Thai Tạng Giới và Kinh Đại Nhật.
Mật Tông du nhập vào Trung Quốc vào khoảng thế kỷ thứ 7 và thịnh hành vào thế kỷ thứ 8 với sự xuất hện của ba vị Cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp là Thiện Vô Uý (zh. 善無畏, sa. śubhākārasiṃha; 637-735), Kim Cương Trí (zh. 金剛智, sa. vajrabodhi; 663-723) và Bất Không Kim Cương (zh. 不空金剛, sa. amoghavajra; 705-774). Ba ngài được tôn vinh là Khai Nguyên Tam Đại Sĩ. Thiện Vô Uý, được phong Quốc sư, là người dịchĐại Nhật kinh (sa. mahāvairocana-sūtra), kinh căn bản của tông này, ra chữ Hán với sự hỗ trợ của Sư Nhất Hạnh. Dòng truyền thừa vào Trung Quốc xuất phát từ trung tâm Phật học Na Lan Đà. Cả 3 Ngài: Kim Cang Trí, Thiện Vô Úy và Bất Không từng được Sư Long Trí (là đệ của Ngài Long Thọ) truyền pháp.
Pháp môn này truyền vào Tây Tạng muộn hơn Trung Quốc, vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 bởi Đại Sư Liên Hoa Sinh và tại đây Kim cương thừa đã hòa nhập với Phật giáo Đại thừa sẵn có của Tây Tạng và được gọi là Lạt Ma giáo. Ở Tây Tạng, đệ tử chỉ được thu nhận vào Mật tông thông qua một nghi lễ khai ngộ (initiation) đặc biệt được tiến hành bởi một lạt ma có tên tuổi. Mật tông cũng chủ trương sự tự giác ngộ thông qua việc thiền định (meditation) và niệm chân ngôn (mantra). Dòng truyền thừa vào Tây Tạng xuất phát từ trung tâm Phật học Vikramasila.
Mật tông du nhập vào Nhật Bản vào khoảng cuối thế kỷ thứ 8 đầu thế kỷ thứ 9 bởi Hoằng Pháp Đại SưKhông Hải (zh. 空海, ja. kūkai). Sư đã đi sang Trung Quốc tầm sư học đạo và làm môn đệ của Đại sư Huệ Quả, một môn đệ của Bất Không. Sau khi về nước và lập ra trường phái Chân ngôn tông (ja. shingon-shū) rất hưng thịnh và là một trong những tông phái quan trọng của nền Phật giáo Nhật Bản.
Các yếu tố quan trọng của Mật tông là phép niệm chân ngôn, phép bắt ấn (sa. mudrā) và sử dụng Mạn-đồ-lacũng như các lần Quán đỉnh (zh. 灌頂, sa. abhiṣeka).
Mật tông là giáo pháp mà sư phụ truyền cho học trò bằng lời (khẩu
quyết) và đó là lí do mà Mật tông không được truyền bá rộng rãi. Mật
Tông tại Trung Quốc rất thịnh hành vào đời Đường, nhưng dần dần thoái
trào và về sau này thì tuởng như suy vi hẳn. Thật ra, sau này do nhiều
pháp sư lạm dụng sự huyền bí của chơn ngôn nên mật tông dần co cụm lại
và truyền thụ cho những nguời có duyên với pháp môn này.
Tại
Việt Nam, hiện có khá nhiều đạo tràng tu tập thiền tông khế hợp với mật
tông. Có nhiều tác giả dịch thuật những bài kinh thuộc tạng kinh mật
giáo như Thích Thiền Tâm, Thích Viên Đức, Thiền sư Nhẫn Tếv.v., ngoài ra còn có những vị tu theo mật pháp như Tịnh Danh Pháp Chủ, Nhật Quang, Phương Nghi Huyền Thạch công, Kim Cang Sư Thích Minh Đức v.v. Những tự viện từng theo pháp tu mật tông như chùa Tây Tạng (Bình Dương), Tịnh viện Hải Triều Âm (Đại Ninh)...
Tịnh độ tông
Tịnh độ tônghay Tịnh thổ tông (zh. jìngtǔ-zōng 淨土宗, ja. jōdo-shū), có khi được gọi là Liên tông (zh. 蓮宗), là một trường phái được lưu hành rộng rãi tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam do Cao tăng Trung Quốc Huệ Viễn (zh. 慧遠, 334-416) sáng lập và được Pháp Nhiên (法然, ja. hōnen) phát triển tại Nhật. Mục đích của Tịnh độ tông là tu học nhằm được tái sinh tại Tây phương Cực lạc (sa. sukhāvatī) Tịnh độ củaPhậtA-di-đà.
Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sức
mạnh cứu độ của vị Phật ngày, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh
quán tưởng đến mình. Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là
"tín tâm", thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một
lực từ bên ngoài (tha lực) là Phật A-di-đà.
Phép
tu của Tịnh độ tông chủ yếu là niệm danh hiệu Phật A-di-đà và quán
tưởng Cực lạc. Phép tu này cũng được nhiều tông phái khác thừa nhận và
hành trì. Ba bộ kinh quan trọng của Tịnh Độ tông là:
1. Vô Lượng Thọ kinh(sa. sukhāvatī-vyūha)
2. A-di-đà kinh(sa. amitābha-sūtra) và
3. Quán Vô Lượng Thọ kinh(sa. amitāyurdhyāna-sūtra).
Ngày nay Tịnh độ tông là tông phái Phật giáo phổ biến nhất tại Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam.
Năm 402,
Huệ Viễn thành lập Bạch Liên xã, trong đó tăng sĩ và cư sĩ tụ tập trước
tượng A-di-đà và nguyện thác sinh về cõi Cực lạc phương Tây. Như thế,
Huệ Viễn được xem là sơ tổ của Tịnh độ tông. Sau đó Đàm Loan (zh. 曇鸞, 476-542)
là người phát triển tích cực tông Tịnh độ. Sư cho rằng trong thời mạt
pháp thì tự lực không còn đủ sức để giải thoát, Sư từ chối con đường
"gian khổ" của những tông phái khác và chấp nhận giải pháp "dễ dãi" là
dựa vào một tha lực là đức A-di-đà. Theo Sư, chỉ cần nhất tâm quán niệm
danh hiệu A-di-đà là đủ để sinh về cõi của ngài. Sư viết nhiều luận giải
về Quán vô lượng thọ kinh. Trong thời này tông Tịnh độ được truyền bá rộng rãi - vì so với các môn phái khác, tông này xem ra "dễ" hơn.
Mục
đích của phép niệm danh hiệu A-di-đà là tìm cách chế ngự tâm. Thường
thường hành giả tự đặt cho mình một chỉ tiêu niệm bao nhiêu lần. Phép
quán niệm này được xem là có thể giúp hành giả "thấy" được A-di-đà và
hai vị Bồ Tát tả hữu là Quán Thế Âm (sa. avalokiteśvara) và Đại Thế Chí (sa. mahāsthāmaprāpta)
và biết trước được giờ chết của mình. Phép niệm này có thể thực hiện
bằng cách đọc to hay đọc thầm, không nhất thiết phải có tranh tượng
A-di-đà. Đó là cách tu thông thường nhất. Ngoài ra hành giả có thể thực
hiện phép thứ 16 trong Vô lượng thọ kinh, bằng cách tạo linh ảnh của
A-di-đà và thế giới Cực lạc, xem như hiển hiện trước mắt. Phép tu cao
nhất của tông này là tự xem thể tính của mình chính là A-di-đà. Tất cả
mọi hành giả của Tịnh độ tông đều mong muốn được thấy A-di-đà trong một
linh ảnh, đó là bằng chứng chắc chắn nhất sẽ được tái sinh trong cõi Cực
lạc. Niệm danh hiệu và tạo linh ảnh là điều kiện "bên ngoài", lòng tin
kiên cố nơi A-di-đà là điều kiện "bên trong" của phép tu này, với hai
điều kiện đó thì hành giả mới được tái sinh nơi cõi Cực lạc.
Tịnh độ tông Nhật Bản
Tịnh độ tông Nhật Bản vốn có nguồn gốc từ Tịnh độ tông Trung Quốc, được Viên Nhân (zh. 圓仁, ja. ennin,793-864) truyền sang Nhật song song với giáo lí của Thiên Thai tông và Mật tông mà
sư đã hấp thụ trong thời gian du học tại Trung Quốc. Sư là người truyền
bá phương pháp Niệm Phật, niệm danh hiệu của Phật A-di-đà. Những vị nổi
danh của tông này trong thời gian đầu là Không Dã Thượng Nhân (空也上人, ja. kūya shōnin, 903-972), cũng được gọi là Thị Thánh (市聖), "Thánh ở chợ", và Nguyên Tín (源信, ja. genshin,942-1017). Trong thời này, niệm Phật là một thành phần trong việc tu hành của tất cả các tông phái tại Nhật, đặc biệt là Thiên Thai và Chân ngôn tông.
Trong thế kỉ 12, Pháp Nhiên (zh. 法燃, ja. hōnen, 1133-1212)
chính thức thành lập tông Tịnh độ. Sư muốn mở một con đường tu tập mới,
"dễ đi" trong thời mạt pháp cho những người sống đau khổ. Sư rất thành
công trong việc thuyết phục quần chúng và rất nhiều người quy tụ lại,
thành lập một trường phái rất mạnh. Vì sư tự tôn giáo lí mình - cho rằng
đó là giáo lí tột cùng - nên không thoát khỏi sự tranh chấp dèm pha. Sư
bị đày ra một vùng hoang vắng năm 74 tuổi.
Giáo lí cơ sở của Pháp Nhiên dựa trên các bộ Vô Lượng Thọ kinh (sa. sukhāvatī-vyūha), A-di-đà kinh (sa.amitābha-sūtra) và Quán vô lượng thọ kinh (sa. amitāyurdhyāna-sūtra). Cách tu hành của tông này chỉ là việc tụng câu "Nam-mô A-di-đà Phật" (ja. namu amida butsu).
Việc niệm danh Phật rất quan trọng để phát triển lòng tin nơi Phật
A-di-đà, nếu không thì hành giả không thể nào thác sinh vào cõi của
ngài, mục đích chính của việc tu hành của tông này. Ngược với Tịnh độ chân tông, hành giả của tông này sống một cuộc đời tăng sĩ.
Không
Dã Thượng Nhân là người đầu tiên tín ngưỡng đức A-di-đà và truyền bá
công khai việc niệm Phật giữa chợ và vì vậy mang biệt hiệu là Thị Thánh.
Sư nhảy múa ở ngoài đường và ca tụng danh hiệu A-di-đà theo nhịp gõ của
bình bát trên tay. Lương Nhẫn (zh. 良忍, ja. ryōnin),
một Cao tăng thuộc Thiên Thai tông đã nổi danh trong việc tín ngưỡng và
tán tụng đức A-di-đà trong những bài hát. Sư chịu ảnh hưởng mạnh của
hai tông Thiên Thai và Hoa Nghiêm và trên cơ sở này, Sư phát triển một
cách "Dung thông niệm Phật" (zh. 融通念佛): Nếu một người nào đó niệm Phật
thì công đức này sẽ đến với tất cả những người khác và ngược lại, ai
cũng có phần của mình trong việc tụng niệm danh Phật. Cách diễn giảng
giáo lí của sư như trên thuyết phục được nhiều người trong vương triều
và sau khi tịch, giáo lí này được các vị đệ tử kế thừa.
Nguyên Tín (zh. 源信, ja. genshin), một Cao tăng trên núi Tỉ Duệ (zh.
比叡) - trung tâm của các trường phái tín ngưỡng A-di-đà - tin chắc rằng,
có một con đường đưa tất cả chúng sinh đến giải thoát. Sư trình bày
phương pháp tu tập của mình trong Vãng sinh yếu tập (zh.
往生要集), một quyển sách nói về niềm tin nơi đức A-di-đà. Trong sách này,
Sư trình bày trong mười phẩm những hình phạt khủng khiếp dưới Địa ngục
và ích lợi của cách tu hành niệm Phật. Sư tự tin là mình đã tìm biết
được hai tính chất đặc thù của con người là: tâm trạng sợ hãi kinh khiếp
địa ngục và lòng khao khát được tái sinh vào cõi Cực lạc. Quyển sách
này là một trong những tác phẩm có ảnh hưởng lớn nhất trong truyền thống
tín ngưỡng Phật A-di-đà tại Nhật. Sư không những viết sách phổ biến
giáo lí của mình mà còn sử dụng hội hoạ, nghệ thuật tạc tượng để truyền
bá tông phong của mình đến những người ít học. Nhưng đến đây, việc tôn
thờ A-di-đà Phật vẫn chưa là một trường phái độc lập, mà chỉ là một
thành phần tu học của những tông phái tại đây.
Với
Pháp Nhiên, Tịnh độ tông chính thức được hình thành. Sư quan niệm rằng,
đa số con người không thể đi con đường khó, hoàn toàn tin vào tự lực
trong thời mạt pháp và cơ hội duy nhất của họ là tin vào sự hỗ trợ của
Phật A-di-đà, tin vào tha lực.
Thiền tông
Nhục thân của lục tổ Huệ Năng đặt
tại chùa Hoa Nam huyện Thiều Quang, tỉnh Quảng Đông. Thiền sư Huệ Năng
là người đã đưa Thiền tông phát triển lên giai đoạn rực rỡ ở Trung Quốc
Thiền tông(zh. chán-zōng 禪宗, ja. zen-shū 禅宗) là tông phái Phật giáoĐại thừa xuất phát từ Trung Quốc. Thiền tông sinh ra trong khoảng thế kỉ thứ 6, thứ 7, khi Bồ-đề-đạt-ma đưa phép Thiền của đạo Phật vào Trung Quốc cùng với sự hấp thụ một phần nào đạo Lão. Nơi đây, Thiền tông trở thành một tông phái lớn, với mục đích là hành giả trực nhận được bản thể của sự vật và đạt giác ngộ, như Phật Thích-ca Mâu-ni đã đạt được dưới gốc cây Bồ-đề. Tôn giáo này được đưa vào Việt Nam từ Nhật Bản và Trung Quốc (trongKanji), nhưng có nguồn gốc ở Ấn Độ (trong Tiếng Phạn: ध्यान).
Thiền tông Trung Quốc được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của các tông phái. Để đối lại khuynh hướng "triết lí hoá",
phân tích chi li Phật giáo của các tông khác, các vị Thiền sư bèn đặt
tên cho tông mình là "Thiền" để nhấn mạnh tầm quan trọng của phương pháp Toạ thiền để trực ngộ yếu chỉ.
Thiền
tông quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh nhất mọi nghi thức
tôn giáo và mọi lí luận về giáo pháp. Thiền tông chỉ khuyên hành giả Toạ thiền (ja. zazen) để kiến tính,
được coi là con đường ngắn nhất, đồng thời cũng là con đường khó nhất.
Những nét đặc trưng của Thiền tông có thể tóm tắt được như sau:
教外別傳
|
Giáo ngoại biệt truyền
|
Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
|
不立文字
|
bất lập văn tự
|
không lập văn tự
|
直指人心
|
trực chỉ nhân tâm
|
chỉ thẳng tâm người
|
見性成佛
|
Kiến tính thành Phật
|
thấy chân tính thành Phật.
|
Bốn
tính chất rất rõ ràng dễ nhập tâm này được xem là do Bồ-đề-đạt-ma nêu
lên, nhưng cũng có người cho rằng chúng xuất phát từ Thiền sư đời sau là Nam Tuyền Phổ Nguyện (zh. 南泉普願, 749-835), một môn đệ của Mã Tổ Đạo Nhất. Truyền thuyết cho rằng quan điểm "Truyền pháp ngoài kinh điển" đã do Phật Thích-ca áp dụng trên núi Linh Thứu (sa. gṛdhrakūṭa). Trong pháp hội đó, Ngài im lặng đưa lên một cành hoa và chỉ có Ma-ha-ca-diếp (sa. mahākāśyapa), một đại đệ tử, mỉm cười lĩnh hội ý chỉ của cách "Dĩ tâm truyền tâm" (以心傳心, xem Niêm hoa vi tiếu). Phật Thích-ca ấn chứng cho Ca-diếp là Sơ tổ của Thiền tông Ấn Độ. Từ đó, Thiền tông coi trọng tính chất Đốn ngộ (zh. 頓悟), nghĩa là "giác ngộ ngay tức khắc", trên con đường tu học.
Lịch sử
Thiền tông khởi nguyên từ Ấn Độ được truyền đến đời thứ 28 là Bồ-đề-đạt-ma (xem Nhị thập bát tổ).
Ngày nay, người ta không còn tư liệu gì cụ thể về lịch sử các vị Tổ
Thiền tông Ấn Độ, và thật sự thì điều đó không quan trọng trong giới
Thiền. Điều hệ trọng nhất của Thiền tông là "tại đây" và "bây giờ".
Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ-đề-đạt-ma sang Trung Quốc và được xem là Sơ tổ của Thiền tông tại đây.[1] Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là:
1. Bồ-đề-đạt-ma (zh. 菩提達磨, ?-532)
5. Hoằng Nhẫn (zh. 弘忍, 601-674)
Trong suốt thời gian từ đó đến Lục tổ Huệ Năng, Phật giáo và Lão giáo đã
có nhiều trộn lẫn với nhau, nhất là trong phái Thiền đốn ngộ của Huệ
Năng, phát triển tại miền Nam Trung Quốc. Một phái Thiền khác ở phía
Bắc, do Thần Tú (zh.
神秀) chủ trương, chấp nhận "tiệm ngộ" (zh. 漸悟) — tức là ngộ theo cấp bậc
— không kéo dài được lâu. Phái Thiền của Huệ Năng phát triển như một
ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất (zh. 馬祖道一), Bách Trượng Hoài Hải (zh. 百丈懷海), Triệu Châu Tòng Thẩm (zh. 趙州從諗), Lâm Tế Nghĩa Huyền (zh. 臨濟義玄) ... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông (zh.
五家七宗), "năm nhà, bảy tông", đó là những tông phái thường chỉ khác nhau
về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của Thiền. Ngũ gia
thất tông gồm Tào Động tông (zh. 曹洞宗), Vân Môn tông (zh. 雲門宗), Pháp Nhãn tông (zh. 法眼宗), Quy Ngưỡng tông (zh. 潙仰宗), Lâm Tế tông (zh. 臨濟宗) và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái (zh. 楊岐派) và Hoàng Long phái (zh. 黃龍派).
Thiền tông tại Nhật Bản
Trong các tông này thì có hai tông Lâm Tế và Tào Động du nhập qua Nhật trong thế kỉ 12, đầu thế kỉ 13,
đến nay vẫn sinh động và còn ảnh hưởng lớn cho Thiền thời nay. Khoảng
đến đời nhà Tống thì Thiền tông Trung Quốc bắt đầu suy tàn và trộn lẫn
với Tịnh Độ tông trong thời nhà Minh(thế kỉ 15).
Trong thời gian đó, Thiền tông đúng nghĩa với tính chất "dĩ tâm truyền
tâm" được xem như là chấm dứt. Lúc đó tại Nhật, Thiền tông lại sống dậy
mạnh mẽ. Thiền sư Đạo Nguyên Hi Huyền (zh. 道元希玄), người đã đưa tông Tào Động qua Nhật, cũng như Thiền sư Minh Am Vinh Tây (zh. 明菴榮西), Tâm Địa Giác Tâm (zh. 心地覺心), Nam Phố Thiệu Minh (zh. 南浦紹明) và nhiều vị khác thuộc phái Lâm Tế đã có công thiết lập dòng Thiền Nhật Bản. Giữa thế kỉ 17, Thiền sư Trung Quốc là Ẩn Nguyên Long Kì (zh. 隱元隆琦) sang Nhật thành lập dòng Hoàng Bá, ngày nay không còn ảnh hưởng. Vị Thiền sư Nhật xuất chúng nhất phải kể là Bạch Ẩn Huệ Hạc (zh. 白隱慧鶴), thuộc dòng Lâm Tế, là người đã phục hưng Thiền Nhật Bản trong thế kỉ 18.
[sửa]Thiền tông tại Việt Nam
Phật giáo truyền vào Việt Nam từ rất sớm, trước cả Trung Quốc với trung tâm Phật giáo quan trọng tại Luy Lâu. Và theo đó, Thiền tông Ấn Độ cũng được truyền bá vào Việt Nam trước tiên, với các thiền sư nhưMâu Tử, Khương Tăng Hội, nổi danh tại Trung Quốc từ trước thời Bồ-đề-đạt-ma.
Họ đều từng có nhiều năm tu tập tại Việt Nam trước khi truyền đạo tại
Trung Quốc, chứng minh cho sự phát triển rực rỡ của Thiền tông tại Việt
Nam ở thế kỷ thứ 2 và thứ 3.
Thiền tông Trung Quốc được truyền sang Việt Nam lần đầu bởi Thiền sư Tì-ni-đa-lưu-chi (zh. 毘尼多流支, sa.vinītaruci, ?-594), vốn đắc pháp nơi Tam tổ Tăng Xán (zh. 僧璨, ?-606). Sau đó, đệ tử của Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải là Vô Ngôn Thông (zh. 無言通, ?-826) sang Việt Nam truyền tông chỉ Huệ Năng. Thiền sưThạch Liêm (zh. 石溓, 1633-1704), tông Tào Động đời thứ 29, là người đầu tiên truyền tông Tào Động sangmiền Trung Việt Nam. Người truyền tông chỉ Tào Động sang miền Bắc lần đầu là Thiền sư Thông Giác Thuỷ Nguyệt (zh. 通覺水月, 1637-1704), pháp hệ 35. Tông chỉ của tông Lâm Tế được Thiền sư Nguyên Thiều (zh. 元韶, 1648-1728, pháp hệ thứ 33) truyền sang miền Trung lần đầu, và Chuyết Công (zh. 拙公, 1590-1644) Hoà Thượng là người truyền tông Lâm Tế sang miền Bắc. Vân Môn tông được Thiền sư Thảo Đường (zh. 草堂,thế kỷ 11), đệ tử của Tuyết Đậu Trọng Hiển truyền sang Việt Nam.
Đặc điểm
Thiền
bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng đã trở thành một tông phái độc lập khi được
truyền sang Trung Quốc, đặc biệt là sau thời của Lục tổ Huệ Năng.
Nơi đây, Thiền tông đã hấp thụ cốt tuỷ của nền văn hoá, triết lí Trung
Quốc. Nhà Ấn Độ học và Phật học người Đức Hans Wolfgang Schumann viết
như sau trong tác phẩm Đại thừa Phật giáo(Mahāyāna-Buddhismus):
"Thiền
tông có một người cha Ấn Độ nhưng đã chẳng trở nên trọn vẹn nếu không
có người mẹ Trung Quốc. Cái 'dễ thương', cái hấp dẫn của Thiền tông
chính là những thành phần văn hoá nghệ thuật, những đặc điểm sắc thái
riêng của Trung Quốc, không phải của Ấn Độ. Những gì Phật giáo mang đến
Trung Quốc — với tư tưởng giải thoát tuyệt
đối, trình bày một cách nghiêm nghị khắt khe với một ngón tay trỏ chỉ
thẳng — những điều đó được các vị Thiền sư thừa nhận, hấp thụ với một nụ
cười thầm lặng đầy thi vị. Thành tựu lớn lao của các Đại luận sư Ấn Độ
là nhét 'con ngỗng triết lí' vào lọ, thì — chính nơi đây, tại Trung
Quốc — con ngỗng này được thả về với thiên nhiên mà không hề mang
thương tích."
Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên,
không hẳn là sự phản đối truyền thống như những học giả sau này thường
xác định. Thiền tông phản bác, vứt bỏ những nghi thức rườm rà, những bài
luận khó hiểu, bất tận nhưng không phủ nhận nội dung, tinh hoa của
chúng. Thiền tông chính là sự tổng hợp độc đáo của hai giáo lí, hai học
thuyết nền tảng của Đại thừa Ấn Độ, đó là Trung quán (zh. 中觀, sa.mādhyamika) và Duy thức (zh. 唯識, sa. vijñānavādin).
Người ta có thể hiểu phần nào những hành động, lời nói, phương pháp
hoằng hoá "mâu thuẫn", "nghịch lí" của các vị Thiền sư nếu nắm được giáo
lí của Trung quán và Duy thức. Trong các tập công án của Thiền tông, người ta có thể nhận ra hai loại:
1. Những công án xoay quanh thuyết Thật tướng (zh. 實相) của Trung quán tông (sa. mādhyamika), tức là tất cả đều là Không (sa. śūnyatā). Công án danh tiếng nhất với thuyết tính Không là Con chó của Triệu Châu (Vô môn quan
Tăng hỏi Triệu Châu: "Con chó có Phật tính không?" Triệu Châu trả lời: "Không!" (vô 無).
2. Những công án với khái niệm "Vạn pháp duy tâm" (zh. 萬法唯心, sa. cittamātra) của Duy thức tông. Một công án danh tiếng theo thuyết Duy thức (Vô môn quan 29):
Hai ông tăng cãi nhau về phướn (một loại cờ). Một ông nói: "Phướn
động", ông kia nói: "Gió động", và cứ thế tranh cãi. Lục tổ Huệ Năng
liền nói: "Chẳng phải gió, chẳng phải phướn, tâm các ông động". Nghe câu
này, hai vị giật mình run sợ.
Thiền tông thời cận đại và hiện đại
Thiền tông chính thức truyền sang Hoa Kỳ do Thiền sư Thích Tông Diễn (zh. 釋宗演, ja. shaku sōen, cũng được gọi là Hồng Nhạc Tông Diễn 洪嶽宗演, ja. kōgaku sōen) vào năm 1893. Người có công rất lớn truyền bá rộng rãi Thiền tông ở các nước phương Tây lại là Daisetz Teitaro Suzuki(1870-1966), môn đệ của Thích Tông Diễn. Bộ "Thiền luận" ba tập (Essay in Zen Buddhism)
do Daisetz Teitaro Suzuki viết đã rất thành công trong hai thập niên
1950 và thập niên 1960|1960. Đến nay, tác phẩm này đã được dịch ra nhiều
thứ tiếng trong đó có bản dịch tiếng Việt. Hiện bản dịch này của Thích Tuệ Sỹ và Trúc Thiên có thể được tìm thấy trên mạng internet ở một số website về Phật giáo.
Các
thực nghiệm Thiền cũng đã thay đổi để đáp ứng tư tưởng và bản năng
người Tây phương. Khái niệm Zen đối với người Tây phương chẳng những đã
không còn xa lạ mà còn thâm nhập cả vào nếp sinh hoạt. Hàng trăm tác
phẩm văn hóa, khoa học, nghệ thuật, triết lí và thiết kế đã đặt thêm chữ
"Zen" vào trong tựa đề.
Tuy
không trở lại thời vàng son của thế kỉ thứ 7, thứ 8, Thiền tông vẫn
luôn luôn gây được một sức thu hút mãnh liệt nơi tín đồ Phật giáo và
đóng một vai trò quan trọng trong nghệ thuậtĐông Á.
Lâm Tế tông
Lâm Tế tông(zh. línjì-zōng/lin-chi tsung 臨濟宗, ja. rinzai-shū) là một dòng thiền được liệt vào Ngũ gia thất tông—tức là Thiền chính phái—được Thiền sưLâm Tế Nghĩa Huyền sáng lập. Tông này ngày nay là một trong hai tông của Thiền vẫn còn tồn tại ở Nhật Bản song song với tông Tào Động (ja. sōtō-shū). Khoảng vài mươi năm đến bây giờ, tông Lâm Tế được truyền bá rộng rãi đến phương Tây[cần dẫn nguồn].
Đứng đầu tông này là hình tượng và phong cách xuất chúng của vị Khai tổ Lâm Tế (?-866/867) đời nhà Đường. Trong đời nhà Tống(960-1279), môn phong của tông này vọt hơn hẳn các tông khác trong Ngũ gia[cần dẫn nguồn].
Nhưng trong khoảng thời gian giữa hai thời kì này thì một vài thế hệ
thiền sư bị lu mờ, khi ẩn khi hiện. Thế hệ thiền sư thứ nhất, Thiền sư Hưng Hoá Tồn Tưởng đến thế hệ thứ sáu, Thiền sư Thạch Sương Sở Viên đều giữ phong cách như vị Khai tổ, sống ẩn dật, đơn giản. Tiếng hét và gậy đập (Bổng hát),
hai phương tiện giáo hoá của sư Lâm Tế vẫn còn được sử dụng cho đến
ngày nay và được xem là những sắc thái bề ngoài của tông này. Giáo lí và
pháp ngữ của sư Lâm Tế được lưu lại trong Lâm Tế lục (ja.rinzairoku). Trong thế kỉ thứ 10 và 11 thì bộ này được hai vị Phong Huyệt Diên Chiểu và Phần Dương Thiện Chiêu hiệu đính và được lưu truyền đến bây giờ dưới dạng này.
Thiền Phái Thảo Đường
NGUỒN GỐC THẢO ÐƯỜNG
Năm
1069, vua Lý Thánh Tông đem quân chinh phạt Chiêm Thành, chiếm các châu
Ðịa Lý (phủ Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), Ma Linh (các huyện Minh Linh,
tỉnh Quảng Trị) và chiếm Bố Chính (các huyện Bình Chánh, Minh Chánh, và
Bố Trạch thuộc Quảng Bình). Sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc nói rằng
trong số những tù nhân bắt được của Chiêm Thành trong cuộc chinh phạt
ấy, có một vị thiền sư Trung Hoa tên là Thảo Ðường. Vị thiền sư bị bắt
cùng với những người Chiêm Thành và chẳng ai biết là thiền sư. Khi về
tới kinh đô, vua chia những tù nhân bắt được cho các quan để làm người
phục dịch. Tình cờ thiền sư Thảo Ðường được chia cho một người tăng lục,
một chức vụ trong coi về tăng sự. Một hôm, trong lúc tăng lục đi vắng,
tên nô bộc Thảo Ðường lật xem thử những bản ngữ lục Thiền học chép tay
để trên bàn của chủ. Thấy bản này chép có nhiều chỗ sai quá, Thảo Ðường
không chịu được, bèn cầm bút sửa chữa. Khi vị tăng lục về, khám phá ra
câu chuyện ấy, rất lấy làm ngạc nhiên, bèn đem tự sự tâu lên vua. Vua
cho vời tên nô bộc kỳ lạ ấy lên hỏi, thì biết đó là thiền sư Thảo Ðường ở
Trung Hoa, nhân đi qua Chiêm Thành truyền giáo mà bị bắt. Khâm phục về
sức học và đạo đức của Thảo Ðường, vua liền phong thiền sư làm quốc sư.
Thiền học của Thảo Ðường có những giác sắc mới lạ, do đó một thiền phái
nữa được thành lập, lấy tên là thiền phái Thảo Ðường. Thiền sư Thảo
Ðường trụ trì tại chùa Khai Quốc, ngay ở kinh thành Thăng Long.
Sách
Thuyền Uyển Tập Anh có ghi rằng thiền sư Thảo Ðường thuộc truyền thống
của thiền sư Tuyết Ðậu Minh Giác ở Trung Hoa. Thiền sư Tuyết Ðậu Minh
tịch năm 1052, trong khi thiền sư Thảo Ðường được phong quốc sư ở Ðại
Việt vào năm 1069, ta có thể nói Thảo Ðường là đệ tử của Tuyết Ðậu, và
là anh em đồng sư với các thiền sư Nghĩa Hòa, Trí Phúc và Truyền Tông.
Thiền
sư Tuyết Ðậu thuộc về hệ thống thiền phái Vân Môn: Ông được xem như là
người phục hưng thiền phái Vân Môn. Ông là người Tứ Xuyên, họ Lý, rất
giỏi văn chương, đi xuất gia với thiền sư Quang Tộ, nhờ một cây gậy của
thầy khai ngộ. Ông ở bên thầy năm năm, trú tại núi Linh Ẩn ba năm nữa,
rồi về chùa Tư Khánh ở núi Tuyết Ðậu, mở trường dạy học. Vua Tống ban
hiệu cho ôn glà Minh Giác đại sư. Ông tịch năm 73 tuổi. Trong lúc sinh
thời thiền sư có rút tinh yếu từ 1.700 cổ tắc trong bộ Cảnh Ðức Truyền
Ðăng Lục, làm ra 100 bài tụng cổ, trong ấy có đủ các lời thăng tòa,
thuyết pháp, pháp ngữ, niêm hương, những cơ duyên truyền đăng và những
câu thâm thúy trích trong kinh điển. Sau này Viên Ngộ thiền sư đã thêm
vào tác phẩm này các lời thùy thị, trước ngưõ và bình xướng, tạo thành
tác phẩm Bích Nham Tập, một tác phẩm trọng yếu trong thiền môn, xưa nay
được coi là quyển sách qúy nhất của tông phái thiền (tông môn đệ nhất
thư). Sau khi thiền sư mất, các đệ tử thu góp lại những ngữ cú, thi ca
và kệ tụng của ngài làm thành các tác phẩm Ðộng Ðình Ngữ Lục, Tuyết Ðậu
Khai Ðường Lục, Bộc Truyền Tập, Tổ Anh Tập, Tụng Cổ Tập, Niêm Hương Tập,
và Tuyết Ðậu Hậu Lục.
Một
đặc điểm của phái Tuyết Ðậu là chủ trương sự dung hợp giữa Phật giáo và
Nho giáo; đặc điểm này đã ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo và Nho giáo:
đặc điểm này đã làm ảnh hưởng nhiều tới Phật giáo đời Trần ở Việt Nam,
như ta sẽ thấy. Vân Môn và Tuyết Ðậu đều là những thiền sư bác học và có
khuynh hướng văn học: cả hai người đều nhằm tới hoằng dương Thiền học
trong giới trí thức, đưa nho gia đến gần đạo Phật và trở nên Phật tử.
Chính khuynh hướng Nho Phật tổng hợp này đã thống trị tư tưởng Trung Hoa
trong buổi đầu nhà Tống: đây là giai đoạn thịnh hành cực độ của thiền
phái Vân Môn tịa Trung Hoa. Cũng vì quá thiên trọng về giới thượng lưu
trí thức nên những tín ngưỡng Phật giáo bình dân (như ở đời đường) bị bỏ
rơi và thiếu sót trong thiền phái Vân Môn. Ta không biết thiền sư Thảo
Ðường có dự phần trong việc biên tập các bộ ngữ lục của thiền sư Tuyết
Ðậu hay không; ta chỉ biết khi hành đạo ở Ðại Việt, ông đã sử dụng Tuyết
Ðậu Ngữ Lục. Rất có thể Thảo Ðường là pháp hiệu của một trong những đệ
tử của Tuyết Ðậu đã dự phân biên tập các bộ ngữ lục. Những vị ấy, như ta
biết,là Duy Ích, Văn Chẩn, Viên Ứng, Văn Chính, Viễn Trần và Tử Hoàn.
ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁI THẢO ÐƯỜNG
Thiền
sư Thảo Ðường cố nhiên đã giảng Tuyêt Ðậu Ngữ Lục nhiều lần tại chùa
Khai Quốc, khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca đã từ đó ảnh hưởng
đến hai thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thiền sư Minh
Trí (mất 1190) của phái Vô Ngôn Thông và thiền sư Chân Không (mất 1100)
của phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi là những người đã chịu ảnh hưởng nhiều về
khuynh hướng thiền học trí thức và thi ca của phái Tuyết đậu. Sau này
thiền phái Trúc Lâm của đời Trần còn tiếp tục chịu ảnh hưởng này.
Sách Thuyền Uyển Tập Anh có ghi ten tuổi 19 người thuộc thiền phái Thảo Ðường, kể cả thiền sư Thảo Ðường, phân làm sáu thế hệ:
Thế hệ 1: Thảo đường
Thế hệ 2: ba người: Lý Thánh Tông, Bát Nhã, Ngộ Xá
Thế hệ 3: bốn người: Ngô Ích, Thiệu Minh, Không Lộ, Ðịnh Giác
Thế hệ 4: bốn người: Ðỗ Vũ, Phạm Âm, Lý Anh Tông, Ðỗ Ðô
Thế hệ 5: ba người: Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Ðỗ Thường
Thế hệ 6: bốn người: Hải Tịnh, Lý Cao Tông, Nguyễn Thức, Phạm Phụng Ngự.
Vì
khuynh hướng thiên trọng trí thức và văn chương của nó, thiền phái Thảo
Ðường không cắm rễ được trong quần chúng mà chỉ ảnh hưởng đến một số
trí thức có khuynh hướng văn học. Trong số 19 người thuộc thiền phái
Thảo Ðường được ghi chép ở sách Thuyền Uyển Tập Anh, ta thấy chỉ có 10
vị là người xuất gia, kể cả Thảo Ðường: Thảo Ðường, Thiệu Minh, Phạm Âm,
Ðỗ Ðô, Trương Tam Tạng, Chân Huyền, Hải Tịnh, Bát Nhã, Không Lộ Và Ðịnh
Giác (tức Giác Hải) đồng thời cũng thuộc thiền phái Vô Ngôn Thông. Ta
thấy có tới 9 vị là cư sĩ, mà phần nhiều là vua vơi quan: Thánh Tông,
Anh Tông và Cao Tông đều là vua, Ngô Ích là quan tham chính, Ðỗ Vũ là
quan thái phó, Nguyễn Thức là quan quản giáp. Thiền phái Thảo Ðường, vì
những lý do trên, đã không đủ sức tạo nên một truyền thống sinh hoạt
tăng viện độc lập có thể lưu truyền về sau. Ảnh hưởng của thiền phái này
chỉ đáng kể về mặt học tập.
Thuyền
Uyển Tập Anh tuy có ghi lại tên họ 19 vị thuộc thiền phái Thảo Ðường
nhưng không thể ghi lại tiểu sử, niên đại các bài truyền thừa của mỗi
vị. Chắc hẵn những ghi chép này được thêm vào tương đối hơi trễ trong
tác phẩm. Thông Biện đã không muốn ghi chép về Bát Nhã, và đã không đề
cập gì đến thiền phái Thảo Ðường trong lời trình bày với Thái Hậu Phù
Cảm Linh Nhân vào năm 1069, và Bát Nhã là vị thiền sư duy nhất của thế
hệ thứ hai thiền phái Thảo Ðường. Thông Biện đã không muốn ghi chép về
Bát Nhã và Ðại Ðiên bởi các vị này đã chứng tỏ chú trọng về tà thuật
thần bí mà không chịu sống theo truyền thống tăng viện.
THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG
VÔ NGÔN THÔNG VÀ TRUYỀN THỪA
Năm
820, thiền sư Vô Ngôn Thông từ Trung Hoa sang Việt Nam. từ đó một thiền
phái khác được thành lập mang tên thiền phái Vô Ngôn Thông.
Vô
Ngôn Thông người Quảng Châu, họ Trịnh, xuất gia tu học tại chùa Song
Lâm ở Vũ Châu. Tính tình trầm lặng, ít nói, nhưng lại thông minh, cái gì
cũng mau biểu biết cho nên thời nhân đã tặng hiệu là Vô Ngôn Thông.
Sách Cao Tăng Truyền Ðăng Lục (Tam Tập) của Thông Tuệ đời Tống gọi ông
là Thông thiền sư.
Một
hôm ông vừa làm lễ Phật xong, có vị thiền sư tới hỏi: “Ông vừa làm lễ
gì đó?” Ông đáp: “Lễ Phật”. Vị thiền sư chỉ vào tượng Phật nói: “Phật là
cái này đấy hả?” Ông không đáp. Ðêm ấy, ông mặc y áo chỉnh tề, tìm đến
phòng vị thiền giả làm lễ hỏi: “Hồi sáng ngài có hỏi một câu, tôi chưa
biết được tôn ý thế nào”. Vị thiền giả nói: “Ông xuất gia tu được bao
nhiêu mùa kết hạ [1]rồi?” Ông đáp: “Mười mùa”. Vị thiền giả hỏi: “Vậy
thì ông đã xuất gia chưa?” Câu hỏi làm ông hoang mang. Vị thiền giả nói:
“Có vậymà cũng không hiểu thì có tu đến một trăm mùa kế hạ cũng vô
ích”. Vị thiền giả liền đưa ông đi Giang Tây để tham yết thiền sư Mã Tổ
Ðạo Nhất. Không may thiền sư Mã Tổ đã tịch rồi, ông liền đưa Vô Ngôn
Thông đi tham yết thiền sư Bách Trượng Hoài Hải tức là đệ tử đắc pháp
của Mã Tổ. Lúc bấy giờ có một vị tăng đến hỏi Bách Trượng: “Con đường
giác ngộ cấp thời của Ðại Thừa là gì?” Bách Trượng trả lời: “Mặt đất của
tâm nếu không bị ngăn che thì mặt trời trí tuệ tự nhiên rọi đến” (tâm
địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu). Nghe câu nói này Vô Ngôn Thông bổng
nhiên đại ngộ. Sau đó một thời gian, Vô Ngôn Thông về lại Quảng Châu, ở
tại chùa Hòa An.
Sách
Cao Tăng Truyện (Tam Tập) của Thông Tuệ nói rằng ông cũng có một thời
gian trú trì chùa Hoa Nam ở Thiều Châu, nơi đây ngày xưa Lục Tổ Huệ Năng
đã từng cư ngụ. Trong thời gian ở chùa Hoa Nam, ông có dạy thiền sư
Ngưỡng Sơn học. Thiền sư Ngưỡng Sơn hồi đó mới xuất gia, mười bảy tuổi.
Sách Thuyền Uyển Tập Anh chép rằng một hôm Vô Ngôn Thông bảo Ngưỡng Sơn:
“Chú khiêng cái ghế kia qua đây cho tôi một chút”. Khi Ngưỡng Sơn
khiêng ghế tới, ông nói: “Chú khiêng giúp trở lại chỗ cũ”. Ngưỡng Sơn
khiêng lại chỗ cũ. Ông hỏi Ngưỡng Sơn: “Bên này có gì không?” Sơn nói:
“Không có gì”. Ông lại hỏi: “Còn bên kia có gì không?” Sơn nói: “Không
có gì”. Ông gọi: “Chú ơi”. Sơn đáp: “Dạ”. Ông bèn nói: “Thôi, chú đi
đi”. Những câu đối đáp kia chính là những thí nghiệm mà Vô Ngôn Thông đã
làm để thử trình độ của Ngưỡng Sơn. Ngưỡng Sơn sau này còn đi học với
Ðàm Nguyên, Ứng Chân và Quy Sơn. Sau này Ngưỡng Sơn thành lập một trong
năm thiền phái nổi tiếng ở Trung Hoa là thiền phái Quy Ngưỡng.
Một
hôm tại chùa Hòa An, có người hỏi Vô Ngôn Thông: “Ngài có phải là một
vị thiền sư không?” Vô Ngôn Thông đáp:”Tôi chưa từng học về Thiền”. Một
lúc lâu ông gọi tên người kia. Người kia đáp: “Dạ”. Vô Ngôn Thông liền
chi tay ra một gốc cây thoan lư (gỗ gụ) ngoài sân mà không nói gì[2] .
Niên
hiệu Nguyên Hòa thứ 15 đường Ðường (năm 820) Vô Ngôn Thông từ Quảng
Châu qua Việt Nam, ở lại chùa Kiến Sơ, làng Phù Ðổng, huyện Tiên Du (Bắc
Ninh). Ðây là một ngôi chùa mới được thành lập, ở đó có một vị tăng tên
là Ðức Lập trú trì.
Vô
Ngôn Thông cư trú chùa Kiến Sơ, ngoài hai bữa cơm cháo thì dành hết thì
giờ vào việc thiền tọa, xây mặt vào vách, không nói năng gì. Nhiều năm
trôi qua như thế, ít ai để ý đến ông: duy chỉ có Lập Ðức thấy phong thái
đặc biệt của ông hết lòng chăm sóc. Do sự gần gũi này mà Lập Ðức tiếp
nhận được tông chỉ màu nhiệm của Vô Ngôn Thông, đường ông đổi tên cho là
Cảm thành vào truyền cho tâm pháp. Ông tịch vào năm 826; thời gian cư
trú tại chùa Kiến Sơ chỉ có sáu năm.
BỐI CẢNH THIỀN HỌC VÔ NGÔN THÔNG
Ðiều
nên nói trước tiên là Vô Ngôn Thông, từng tu học trong tu viện của
Bách Trượng, đã đem thanh quy của thiền viện do Bách Trượng sáng tác áp
dụng vào sinh hoạt thiền viện Việt Nam.
Bách
Trượng Thiền sư (779-803) là tác giả bộ quy chế nổi tiếng về sinh hoạt
thiền viện được gọi là Bách Trượng Thanh Quy, được áp dụng trong rất
nhiều tu viện thiền tại Trung Hoa và Việt Nam thời ấy. Trước Bách
Trượng, các thiền sư chưa có thiền viện riêng, do đó vẫn sống chung
trong các Luật viện [8a]. Ðến khi đã có thanh quy của thiền môn rồi,
Thiền mới bắt đầu tách ra khỏi Luật viện và trở nên một truyền thống
hoàn toàn độc lập.
Ta
không biết các tu viện Pháp Vân và Chúng Thiện của thiền phái Tỳ Ni Ða
Lưu Chi được tổ chức cách nào, dù ta biết ảnh hưởng Ấn Ðộ trong cách tổ
chức thiền viện ở đây rất quan trọng. Hiện giờ, thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu
Chi đã dứt đoạn, những di tích về kiến trúc còn lại của các tổ đường
thiền phái này không đủ để cho ta có một khái niệm về cách tổ chức tu
viện thời ấy. Còn về thiền phái Vô Ngôn Thông dù sự truyền thừa đã chấm
dứt vào đầu thế kỷ thứ mười ba nhưng ta có thể biết được sơ lược cách
thức tổ chức các tu viện của thiền phái này, bởi vì trong những thế kỷ
gần đây, tại Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên, nhiều tu viện
còn sinh hoạt theo một quy chế phỏng theo bản quy chế của Bách Trượng do
Ðức Huy thiền sư đời Nguyên biên tập, bản này gọi là Sắc Tu Bách Trượng
Thanh Quy gồm có tám cuốn. Còn bản của Bách Trượng đã mất từ lâu.
Hiện nay các chùa và tu viện lớn có đồ chúng tu học tại Việt Nam vẫn còn theo Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy.
TRUYỀN THUYẾT NAM TÔNG VỀ LỊCH SỬ THIỀN
TRUYỀN THUYẾT NAM TÔNG VỀ LỊCH SỬ THIỀN
Ðọc
tiểu sử Vô Ngôn Thông, ta biết rằng thiền phái này chấp nhận lối giải
thích của thiền phái Nam Tông bên Trung Hoa về lịch sử của thiền học.
Theo giải thích này, tâm truyền của ngũ tổ Hoàng Nhẫn đã được trao
truyền cho lục tổ Huệ Năng, còn thiền sư Thần Tú ở Bắc Tông không đại
diện được cho truyền thống thiền học Bồ Ðề Ðạt Ma
Thiền
phái của thiền Thần Tú (606-706) thực ra hồi ấy cũng hưng thịnh ở miền
Bắc Trung Hoa và được giới trí thức tư sản cùng giới chính trị nâng đỡ.
Thiền phái của thiền sư Huệ Năng (658-713) ở miền Nam có khunh hướng
thần bí, ít thiên trọng trí thức hơn, và được quần chúng đặc biệt ủng
hộ. Nhưng truyền thừa Bắc Tông ngắn ngũi quá, chỉ trong mấy thế hệ đã bị
mai một. Trong khi đó truyền thừa Nam Tông đã phát triển mạnh. Thiền sư
Thần Hội, đệ tử của Huệ Năng, thấy Thiền Tông trở nên một tông phái lớn
có nhiều uy tín, mới bắt đầu dựng lại lịch sử của Thiền. Ông đã sắp xếp
28 thế hệ thiền ở Ấn Ðộ, bắt đầu từ Ma Ha Ca Diếp cho đến Bồ Ðề Ðạt Ma,
Bồ Ðề Ðạt Ma được xem như là vị là tổ thứ 28 của Thiền Tông Ấn Ðộ, và
sơ tổ của thiền tông Trung Hoa. Bồ Ðề Ðạt Ma truyền y bát cho Huệ Khả
tuyền cho Tăng Xán, Tăng Xán truyền cho Ðạo Tín. Ðạo tín truyền cho
Hoàng Nhẫn và Hoàng Nhẫn truyền cho Huệ Năng (mà không phải cho Thần
Tú). Thần Hội đệ tử Huệ Năng, cố nhiên là người thừa kế tâm ấn! Vào thời
Thần Tú và Huệ Năng thì chưa có phân biệt Nam Bắc và chưa có sự phê
phán lẫn nhau, tuy Bắc Tông được triều đình công nhận là chính thống
trong khi Nam Tông được quần chúng ủng hộ. Mãi đến thời Thần Hội mới có
sự kỳ thị phân biệt; chính Thần Hội đã mở đầu sự tranh chấp bằng cách
chỉ trích lập trường tiệm giáo của Bắc Tông. Lập trường này, cho rằng sự
giác ngộ phải được thực hiện hiện từ từ và tuần tự, thực ra đã gần với
giáo lý của Bồ Ðề Ðạt Ma hơn. Nam Tông đã xướng xuất lập trường đốn
giáo, theo đó sự giác ngộ có thể thực hiện đột ngột mau chóng.
Trong
lời Vô Ngôn Thông căn dặn Cảm Thành trước khi tịch, ta thấy thiền sư đã
lập lại truyền thuyết về lịch sử Thiền Tông của Thần Hội, nghĩa là của
Nam Tông. Trong thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, mãi đến thế hệ thứ mười ab
mới thấy thiền sư Bản Tịch (mất 1140) nêu lên vấn đề đốn và tiệm, và chủ
trương dung hòa hai quan niệm này. Ðây hẳn là do ảnh hưởng của thiền
phái Vô Ngôn Thông vậy.
ÐỐN NGỘ VÀ TÂM ÐỊA
Thiền
phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh thuyết đốn ngộ chủ trương con người có
thể, trong một giây lát, đạt được quả vị giác ngộ, khỏi cần đi qua nhiều
giai đoạn tiệm tiến. Vô Ngôn Thông, ngay từ buổi đầu tại pháp hội của
Bách Trượng, đã nghe một câu hỏi về vấn đề đốn ngộ do một vị thiền giả
hỏi Bách Trượng: “Pháp môn đại thừa nào có thể giúp ta đạt được giác ngộ
tức khắc” (như hà thị đại thừa đốn ngộ pháp môn?). Chính câu trả lời
của Bách Trượng đã làm cho Vô Ngôn Thông bừng tỉnh: “Mặt đất của tâm nếu
không bị ngăn che thì mặt trời trí tuệ tự nhiên chiếu đến”.
Thiền
sư Cảm Thành (mất 860, đệ tử Vô Ngôn Thông) giải thích rất rõ cho đệ tử
là Thiện Hội vào thiền thất của Cảm Thành và hỏi: “Kinh nói Ðức Thích
Ca phải tu hành trong ba a-tăng-kỳ-kiếp [8] mới thành tựu được quả Phật
Như Lai; nay thầy lại dạy thuyết “tức tâm tức Phật”, đệ tử không hiểu,
xin thầy chỉ giáo”. Ðó chỉ là một câu chất vấn về thuyết đốn ngộ. Cảm
Thành hỏi lại: “Chú nói trong kinh nói, vậy đó là ai nói? Nếu là Phật
nói, tại sao kinh Văn Thuø lại nói: Như Lai ở đời trong 49 năm chưa từng
nói một tiếng nào với ai? Với lại Cổ Ðức đã nói: tìm tòi sự chứng ngộ
trong kinh văn chỉ thêm sự u trệ, cầu thành Phật bằng khổ hạnh thì là mê
lầm, bỏ tâm mà cầu Phật là ngoại đạo, nắm lấy tâm Phật mà cầu Phật là
ma quân”. Thiền Hội hỏi: “Nếu nói vậy thì trong tâm này cái gì là Phật,
cái gì không phải là Phật?” Cảm Thành nói: “Ngày xưa, có người hỏi Mã Tổ
Ðạo Nhất: nếu “tức tâm tức Phật” thì trong tâm ấy cái gì là Phật? Ðạo
Nhất trả lời: ông nghĩ trong tâm ấy cái gì không phải là Phật thì chỉ
cho tôi xem nào? Người ấy không nói. Mã Tổ lại nói: Khi đạt ngộ thì cái
gì cũng là Phật, khi chưa đạt ngộ thì, cái gì cũng vĩnh viễn sai lầm[9].
Câu thoại đầu đó chú có hiểu không?”
Sau sự giải thích đó, Thiện Hội đã hiểu thế nào là đốn ngộ
Kinh
Viên Giác mà nhiều thiền sư trong thiền phái Vô Ngôn Thông (như Viên
Chiếu, Tín Học, Tịnh Lực,...) rất chuyên trì được mô tả là một kinh dạy
về phương pháp đốn ngộ. Kinh này có câu “Thiện nam tử, kinh này gọi là
giáo lýđốn ngộ của đại thừa, những chúng sinh có đốn căn ở đây tức là có
khả năng lớn về trí tuệ và hành đạo. Ðối lại với đốn căn là tiệm căn,
tức là căn trí của những kẻ phải đi từng bước một, trải qua nhiều kiếp
tu hành mới dần dần chứng nhập được Phật quả. Kinh Viên Giác là một
thiền định đại thừa. Sách Thuyền Uyển Tập Anh nói rằng các thiền sư Viên
Chiếu (mất 1090) và Ngộ Ấn (mất 1090) rất am tường phép Tam Quán của
Viên Giác, và các thiền sư Tín Học (mất 1190) và Tịnh lực (mất 1173) đều
đắc ngộ Viên Giác Tam Quán. Tam Quán trong kinh Viên Giác là Xa Ma Tha
(Samatha), Tam Ma Bạt Ðể (Samapatli) và Thiền Na (Dhytha), tất cả đều là
những phương pháp thiền định tu chứng.
Thuyến
đốn ngộ được căn cứ trên quan niệm tâm địa mà Vô Ngôn Thông được nhắc
tới. Chữ địa ở đây có nghĩa là đất. Kinh Tâm Ðịa Quán nói: “Các pháp
thiện, ác, ngũ thú, hữu học, vô học, độc giác, bồ tát và Như Lai đều từ
nơi tâm sinh khởi, cũng như các loại ngũ cốc và ngũ quả từ đất mọc lên,
cho nên nói là tâm địa”. Tâm địa là bản nguyên của vạn pháp (Kinh Lăng
Nghiêm nói là tâm địa bản nguyên”) thì một khi khai thông được tâm địa,
trí tuệ giác ngộ tự nhiên giác ngộ tự nhiên xuất hiện. Ðó là ý của Bách
Trượng trong câu nói “ tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu”. Vô Ngôn
Thông trước khi tịch đã nhắc lại lời của thiền sư Nam Nhạc (677-744) cho
Cảm Thành nghe: “ Tất cả các pháp từ tâm sinh, nếu tâm không sinh thì
làm sao pháp đứng vững được. Nếu đạt được tâm địa thì hoàn toàn tự do
[10]. Ðó là căn bản lời tuyên bố “tức tâm tức Phật”. Nếu đạt ngộ thì tâm
là Phật, pháp là Phật, tất cả những gì từ tâm địa phát sinh đều là
Phật, còn nếu không đạt ngộ thì tức là ngoảnh lưng lại với tất cả mọi
thực tại giác ngộ. Sự giác ngộ bản tâm là căn bản mọi biến cải. Từ thế
kỷ thứ ba, Tăng Hội đã nêu lên tính cách thiết yếu của Tâm học và của sự
giác ngộ tự tâm như đường lối duy nhất để chứng đạo. Ðể thực hiện sự
chứng ngộ này, thiền phái Vô Ngôn Thông nhấn mạnh đến nguyên tắc thiền
định vô đắc.
NGUYÊN TẮC VÔ ÐẮC
Vô
đắc là không có đối tượng của sự giác ngộ. Trước hết, nó có nghĩa là sự
giác ngộ không thể do một ai khác trao truyền cho mình, mà mình phải
thực hiện lấy. Thiền sư Nguyện Học (mất 1174) thuộc thế hệ thứ 11 của
thiền phái Vô Ngôn Thông đã nói rất rõ về vấn đề này:
“Ðạo koc có hình tượng
Nhưng nó ở ngay trước mát ta, không gì làm xa cách
Phải trở về với tự tâm mà thực hiện
Chứ không thể đi tìm nơi kẻ khác”
Thiền
sư nói tiếp: “Nếu thấy mình có đắc đạo do sự truyền thừa của kẻ khác
thì sự đắc đạo đó không chân thật”. Và ông kết luận: “Sự trao truyền tâm
ấn của Phật và của tổ phải được hiểu như vậy” [11]
Chính
Vô Ngôn Thông trong bài kệ thị tịch để lại cho đời sau cũng nhấn mạnh
đến nguyên tắc vô đắc. Ông nói rằng câu chuyện truyền thừa từ Phật sang
Tổ phải được hiểu theo nghĩa phương tiện: “Thiên hạ huyên truyền từ bốn
phương rằng thủy tổ của ta ở gốc Tây Thiên, có truyền lại chính pháp
nhãn tạng, gọi là Thiền; rằng như một đóa hoa có năm cánh, Thiền tông
sinh trưởng ở Ðông Ðộ và gieo hạt giống thiền mãi mãi bất diệt về sau:
rằng những mật ngữ có đến hàng ngàn hàng vạn lời kia đều thuộc về truyền
thống thiền. Nhưng ta tự hỏi: Tây Thiên là đâu? Tây Thiên chính là đây
chứ không ở đâu khác; mặt trời mặt trăng năm xưa chính là mặt trời mặt
trăng mà ta đang thấy đây; hễ vưỡng mắc một từ ngữ là liệt b ị kẹt và
làm oan cho chính Phật và Tổ. Sai một li đi một dặm. Các vị nên chiem
nghiệm kỹ, để cho thế hệ tương lai trách móc vì bị đánh lạc đường”. Vô
Ngôn Thông đã muốn nói rằng sự kiện trao trruyền tâm ấn phải được hiểu
như một sự trao truyền không-trao-truyền, không có người trao truyền,
không có người tiếp nhận sự trao truyền, không có đối tượng trao và
nhận. Sự giác ngộ phải do tự mình thực hiện chứ không thể tiếp nhận ở
một người khác, dù người đó là Phật hay là Tổ. Thiền sư Ðạo Huệ (mất
1172) một hôm bảo thiền sư Tịnh Lực: “Tâm ấn của chư Phật chính ông đã
có rồi, khỏi đi theo ai mà tìm cầu nữa”.
Vô
đắc cũng là phương pháp thiền quán trong đó người hành giả không chạy
theo một đối tượng gọi là sự giác ngộ. Ở đây thiền quán, không có người
trao truyền và kẻ được trao truyền. Nhưng ở đây cũng không có chủ thể
thiền quán và đối tượng thiền quán. Chủ thể và đối tượng là một: giác
ngộ cũng giống như một khả năng chiếu rọi sẵn có trong một bức gương;
không cần phải đi tìm ngoài tự tâm mình. Nếu có sự tìm đuổi tứac là còn
bị giam hãm trong thế giới nhị nguyên. Bản chất của giác ngộ là không có
cá tính độc lập (không), không có hình thể để nhận biết (vô tướng),
không thể theo đuổi và nắm bắt (vô tác). Không, vô tướng và vô tác được
gọi là ba cánh cửa giải thoát trong đạo Phật (tam giải thoát môn).
Thiền sư Nguyện Học diễn đạt ý này một cách rất đầy đủ trong bài kệ sau đây:
Giác ngộ chân tâm và mở được con mắt trí tuệ ra rồi
Thì thật tướng của vũ trụ hiện diện thông suốt trước mắt
Dù khi đi, đứng, nằm hay ngồi như thường ngày
Thì cũng thấy mình có mặt mọi nơi một cách mầu nhiệm
Tuy rằng thực tướng ấy đầy dẫy cả vũ trụ và hư không
Nhưng nhìn lại thì thực tướng ấy không có hình tướng
Ở thế gian không có gì có thể đem ra so sánh với thực tướng ấy
Vì tự thân nó chiếu sáng vĩnh viễn cho vạn vật
Người ta có thể diễn thuyết bất tuyệt về thực tướng huyền diệu này
Nhưng không lời diễn thuyết nào sánh được với hai chữ vô đắc [12]
SỰ SỬ DỤNG THOẠI ÐẦU
Sau
khi Cảm Thành nhắc lại cho Thiện Hội nghe câu nói của Mã Tổ Ðạo Nhất
“Khi đạt ngộ thì cái gì cũng là Phật, không không đạt ngộ thì cái gì
cũng vĩnh viễn là sai lầm” (đạt thời biến cảnh thị, bất ngộ vĩnh quai
sơ). Cảm Thành hỏi Thiện Hội: “Câu thoại đầu đó chú có hiểu không?” Danh
từ thoại đầu, như thế, đã được sử dụng tại Việt Nam hồi thế kỷ thứ
chín.
Thoại
đầu là một câu hay một mẫu đối thoại có tác dụng thúc đẩy hay làm phát
khởi sự đạt ngộ nơi tâm tư người thiền giả. Thoại đầu có thể là một câu
trích trong kinh điển lời Phật nói, một lời gợi ý của một vị tổ sư hay
lời đáp của một vị thiền sư. Phương pháp sử dụng thoại đầu bắt đầu từ
giữa thế kỷ thứ chín: Quy Sơn (771-853) ở Trung Hoa và Vô Ngôn Thông
(mất 826) ở Việt Nam, cả hai đều là học trò của Bách Trượng, đều là
những người đầu tiên sử dụng phương pháp thoại đầu này. Ta không thấy
ghi chép trường hợp Vô Ngôn Thông (mất 826) ở Việt Nam, cả hai đều là
học trò của Bách Trượng, đều là những người đầu tiên sử dụng phương pháp
thoại đầu này. Ta không thấy ghi chép trường hợp Vô Ngôn Thông sử dụng
thoại đầu để dạy đệ tử, nhưng ta được biết Cảm Thành, đệ tử ông, đã biết
sử dụng phương pháp ấy[13] . Ðây là một cuộc vấn đáp giữa Ngộ Ấn (mất
1090) và một vị tăng:
Vị tăng: Thế nào là đại đạo?
Ngộ Ấn: Ðường lớn
Vị tăng: Kẻ học nhân này hỏi về đại đạo, hòa thượng lại nói về đường lớn; như vậy ngày nào kẻ học nhân này mới đạt được đại đạo?
Ngộ Ấn: Mèo con chưa biết bắt chuột đâu.
Vị tăng: Mèo con có Phật tính không?
Ngộ ấn: Không
Vị tăng: Tất cả các loại hàm linh, loại nào cũng có Phật tính cả, tại sao hòa thượng lại không có Phật tính?
Ngộ Ấn: Ta không phải hàm linh.
Vị tăng: Nếu không là hàm linh thì hòa thượng là Phật chăng?
Ngộ Ấn: Ta không phải Phật cũng không phải hàm linh.
Mẫu
đối thoại trên đây cho thấy sự cố gắng của cả thiền sư lẫn đệ tử trong
việc khai mở trí huệ của người đệ tử. Bắt đầu ta thấy vị tăng đưa ra câu
hỏi về “đại đạo” đối tượng của giác ngộ, và muốn nghe lời giải thích
của Ngộ Ấn về đối tượng và sự chứng đắc này. Ngộ Ấn thấy rằng đưa cho vị
tăng một mớ ý tượng về đại đạo thì chẳng ích lợi gì cho ông ta cả, nên
chi nói đường lớn. Câu trả lời này làm thất vọng vị tăng, bởi ông này
đang chờ đợi những giải thích có tính cách khái niệm và trừu tượng.
Ðường lớn là một hình ảnh cụ thể, là sự sống hiện thực mà không phải là
những khái niệm triết học trừu tượng. Vào trường hợp của một căn cơ bén
nhạy hình ảnh này có thể gây xúc chạm để gợi ý chứng ngộ. Nhưng ở đây,
vi tăng chỉ tỏ vẽ thất vọng suông: mũi tên thứ nhất không bắn trúng
đích. Ngộ Ấn liền nói: “mèo con chưa bắt được chuột đâu” mục đích để cho
vị tăng chiêm nghiệm thêm về thoại đầu “con đường lớn”. Nhưng vị tăng
lại nghĩ rằng vị thiền sư chê mình không đủ khả năng để hiểu những lời
giải thích về đại đạo nên đã không chịu giải thích. Ông ta liền đem giáo
lý đại thừa ra để chặn thiền sư : “Mèo con có Phật tính không?” Ngộ Ấn
là người giác ngộ, đâu còn bị ràng buộc bởi kinh điển giáo lý nữa, ông
nói “Không”. Vị tăng bắt đầu nghĩ rằng Ngộ Ấn đi lệch khỏi giáo lý nhà
Phật, bèn gạn hỏi lại, lần này một cách thiếu cung kính: “Kinh nói tất
cả hàm linh đều có Phật tính, tại sao hòa thượng nói hoàn toàn (thay vì
con mèo) lại không có Phật tính?” Thiền sư Ngộ Ấn vẫn còn kiên nhẫn: “Ta
không phải hàm linh” và sau câu hỏi “Thế ngài là Phật chăng” ông còn cố
gắng lần chót: “Ta không phải là Phật cũng không phải là hàm linh”.
Ta
thấy ngay sự khác nhau giữa hai đàng: một đàng thì muốn nghe những tư
tưởng về đại đạo, một người muốn kéo người đối thoại về thế giới sinh
hoạt thực tại. Một người thì đi tìm định nghĩa căn cứ trên sự phân biệt,
một người thì cố gắng đập gãy lề lối thói phân biệt để hiển lộ thực tại
vốn thoát ly danh từ và sự phân biệt. Thoại đầu không cần phải dài
dòng bởi thoại đàu là dụng cù tháo gỡ sự đạt ngộ mà kinh phải là những
giải thích về đốn ngộ. Vân Phong (mất 956) hỏi Thiện Hội (mất 950): Làm
sao tránh khỏi sinh tử?
Thiện hội: Ði vào chỗ vô sinh tử
Vân Phong: Chỗ vô sinh tử là chỗ nào?
Thiện Hội: Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử.
Vân Phong: Làm sao hiểu được?
Thiện Hội: Ði đi, mai sẽ tới gặp lại.
Thiện
hội đưa cho Vân Phong một chìa khóa “Vô sinh tử nằm ngay sinh tử”. Vân
Phong không hiểu được, đòi Thiện Hội giải thích. Nhưng làm thế nào để
giải thích một chiếc chìa khóa? Làm thế nào để giải thích một thoại đầu?
Nếu Vân Phong có thể hiểu, là ông đã hiểu ngay khi đó; nếu ông không
hiểu, đó là vì tâm trí của ông chưa chìm, dù có nói thêm hai ba chục câu
nữa ông cũng không hiểu. Thà rằng ông về phòng còn hơn. Sáng mai, qua
một đêm thiền quán, có lẽ ông sẽ có thể bừng tỉnh được nhờ câu thoại đầu
ấy.
Tu
viện không phải là một Phật Hcọ Viện: người hành giả phải sống điều
mình học và sống bằng thiền quán. Nếu định lực đã mạnh, nếu căn cơ đã
thuần thục, thì phải trở về với đời sống thiền quán. Một mũi tên bắn ra
một là trúng đích, hai là trật đích” nên hành giả không đạt ngộ ngay lúc
đó, là thoại đầu không có hiệu lực dù có giải thích cũng vô ích.
Một
hôm thiền sư Ðịnh Hương (mất 1051) hỏi đệ tử là Cứu Chỉ (mất 1067)
“Nghĩa cứu cánh” [14]là gì, ngươi có biết không?”Cứu Chỉ trả lời
“Không”. Ðịnh Hương nói: “Nghĩa cứu cánh là cái mà ta vừa mới trao cho
người đó”. Cứu Chỉ còn đang nghĩ ngợi thì Ðịnh Hương nói: “Người đã bước
trượt qua mất rồi!”.
Thoại
đầu là thế; thoại đầu như một con sào do thiền sư đưa ra để người đệ tử
nắm bắt, có khi bắt được, có khi không bắt được. Mỗi khi “bước trượt
qua” là người đệ tử người đệ tử phải quay về với đời sống thường nhật để
gia tăng công phu.
THIỀN NGỮ VÀ HÌNH ẢNH THI CA
THIỀN NGỮ VÀ HÌNH ẢNH THI CA
Thiền
sư thường dùng những hình ảnh cụ thể làm phượng tiện đưa người hành
giảđến sự đạt ngộ. Khi Vô Ngôn Thông được người ta hỏi về thiền và thiền
sư, ông đãim lặng lấy tay chỉ vào gôc một gốc cây thoan lư. Thiền và
Thiền sư trong lĩnh vực đàm luận chỉ có thể là những khái niệm trừu
tượng; gốc cây thoan lư là một hình ảnh cụ thể của thực tại; nếu nhìn
thấy gốc cây thoan lư trong chính thực tại của nó là đã thâm nhập thế
giới Thiền và trở thành thiền sư. Các thiền sư bao giờ cũng muốn đưa học
trò của mình vào thế giới suy luận trừu tượng. Khi Nam Tuyền hỏi Triệu
Châu (hai vị thiền sư Trung Hoa thuộc thế kỷ thứ chín) về chủ ý của Bồ
Ðề Ðạt Ma khi qua Trung Hoa, Triệu Châu cũng chỉ ra ngoài sân và nói:
“Nhìn cây tùng ở ngoài sân”. Thiền học, vì vậy rất gần với thi ca ở chỗ
chú trọng tới hình ảnh mà xem thường những khái niệm trừu tượng. Thi ca
không có hình ảnh thì không còn thi ca nữa, cũng như đi vào suy luận
siêu hình thì thiền không còn có gì là thiền. Cho nên ta không lấy làm
lạ khi thấy có những thiền sư dùng những câu thơ làm lời thiền ngữ. Một
thiền sư có tâm hồn thi sĩ tự khắc diễn tả thực chứng bằng thi ca và
hướng dẫn thiền giả bằng những hình ảnh thi ca.
Thiền
sư Tuyết Ðậu (980-1052) ở Trung Hoa là một thi sĩ bậc lớn trong thiền
môn. Ông là người đã dựng nen truyền thống lấy hình ảnh thi ca làm thiền
ngữ. Sự xuất hiện tại Việt Nam năm 1969 của thiền sư Thảo Ðường, đệ tử
thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng
sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc biệt là trong thiền phái Vô Ngôn
Thông. Thảo Ðường, đệ tử của thiền sư Tuyết Ðậu, đã khiến cho khuynh
hướng thiền ngữ thi ca ảnh hưởng sâu đậm đến thiền học Việt Nam, đặc
biệt là trong thiền phái Vô Ngôn Thông. Thảo Ðường đã mang qua Việt Nam
các tác phẩm của Tuyết Ðậu vốn đã thấm nhuằn tính chất thi ca, vì trong
thiền phái Vô Ngôn Thông, nhiều thiền sư như Minh Trí (mất 1190) và
Quảng Nghiêm (mất 1190) rất hâm mộ Tuyết Ðậu Ngữ Lục. Tuy nhiên, trước
mắt thiền sư Thảo Ðường, tại Việt Nam có thiền sư Thiền Lão cũng đã dùng
hình ảnh thi ca làm thiền ngữ. Thiền sư Thiền Lão (mất 1073) ở chùa
Trùng Minh, núi Thiên Phúc, huyện Tiên Du, về sau có về núi Từ Sơn dạy
học, học chúng quy tụ có hơn một ngàn người. Vua Lý Thái Tông có vào núi
thăm thiền sư. Sau đây là cuộc đối thoại giữa hai người:
Vua: Ngài ở đây bao lâu rồi?
Thiền Lão:
Sống trong giờ hiện tại
Ai hay năm tháng xưa?
Ðãn tri kim nhật nguyệt
Hà thức cựu xuân thu)
Vua: Ngài làm gì hàng ngày ở đây?
Thiền lão:
Trúc biếc hoa vàng đâu ngoại cảnh
Bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)
(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh
bạch vân minh nguyệt hiện toàn chân)
Vua: Như vậy ý chỉ là gì, xin ngài cho biết?
Thiền lão: Nói nhiều lời, sợ sau này bất lợi.
Những
câu thơ mà Thiền Lão đọc ở đây không phải chỉ là những câu thơ, mà còn
là những câu thoại đầu, những lời thiền sư nhằm đánh thức sự tỉnh ngộ
thiền giả. Vua Lý Thái Tông, sau hai câu thiền ngữ, không hiểu được chủ ý
của thiền sư và đã hỏi lại. Chính vì tính chất thoại đầu của các câu
thơ mà thiền sư đã đáp: chừng đó lời đã quá đủ, nhà vua chỉ cần tham cứu
cho kỹ, nói thêm thì câu sau chỉ bất lợi (từ đa vô hậu ích).
Vị
thiền sư thi sĩ tài ba nhất của thiền phái Vô Ngôn Thông là thiền sư
Viên Chiếu (998-1090). Ông họ Mai, tên là Trực, con anh bà Linh Cảm Thái
Hậu. Ông rất am tường về pháp tam quán của kinh Viên Giác. Sách Thuyền
Uyển Tập Anh nói ông thâm đắc “ngôn ngữ tam muội”; các thiền ngữ của ông
xuất phát từ thực chứng sâu xa về thiền. Ông là tác giả những cuốn:
Tán Viên Giác Kinh
Thập Nhị Bồ Tát Hạnh Tu Chứng Ðạo Trường
Tham Ðồ Hiển Quyết
Dược Sư Thập Nhị Nguyện Văn
Cuốn
Dược sư Thập nhị nguyện văn được vua Lý Nhân Tông sai sứ thần đem sang
tặng vua Triết Tông nhà Tống. Vua Tống giao sách này cho các thiền sư
chùa Tướng Quốc xem và bảo có chỗ nào đáng sửa chữa thì sửa chữa lại.
Các vị này xem xong thì tâu vua: “Ðây là đấng hóa thân đại sĩ ra đời ở
phương Nam, giảng giải kinh nghĩa rất tinh vi, chúng tôi không dám thêm
bớt gì nữa”. Vua Tống liền cho sao một bản, còn bản chính thì trả lại Lý
Nhân Tông với những lời khen ngợi. Sau đây là một số thiền ngữ có tính
thi ca còn được chép lại trong Thuyền Uyển Tập Anh, có lẽ là những gì
còn lại trong tập Tham đồ Hiển Quyết, một tác phẩm ghi lại những đề án
thiền học. Một vài câu vấn đáp:
Hỏi: Phật và Thánh khác nhau chỗ nào
Ðáp: Cúc trùng dương dưới dậu
Oanh thục khí đầu cành
(Ly hạ trùng dương cúc
Chi đầu thục khí oanh)
Hỏi: Kẻ học nhân chưa hiểu xin thầy dạy lại
Ðáp: Ngày quạ vàng chiếu sáng
Ðêm thỏ ngọc sáng soi
(Trú tắc kim vô chiếu
Dạ lai ngọc thố minh)
Hỏi: Ðã nhận được yếu chỉ
Nhưng huyền cơ ra sao
Ðáp: Nước đã đầy bình vạc, chân vô ý
Vấp ngã một lần hối được sao?
(Bất thận hủy bàn kinh mãn xứ
Nhất tao sa điệt hối hà chi?)
Và
Muốn dìm cho sóng chết
Ai hay thân tự trầm
(Mạc quán giang ba nịch
Thân lai khước tự trầm)
Hỏi: Bồ Ðề Ðạt Ma ở núi Thiếu Thất hành đạo đạt đến chỗ huyền diệu sâu thẳm: từ xưa đến nay ai là kẻ thừa kế xứng đáng nhất?
Ðáp: Trời tối sáng soi nhờ nhật nguyệt
Ðất hiểm phân ranh có núi sông
(U minh càn tượng nhân ô, thố
khuất khúc khôn duy vị nhạc, hoài)
Hỏi: Thế nào là con đường đưa đến căn nguyên của đại đạo?
Ðáp: Cỏ mạch đứng bờ cao gió dữ
Nước nhà thời loạn biết trung lương
Hỏi: Tất cả mọi chúng sinh từ đâu tới và sẽ đi về đâu.
Ðáp: Rùa mù xuyên vách đá
Rùa què leo núi cao
(Manh quy xuyên thạch bích
Bì miết thướng cao sơn)
Hỏi: Người ta nói: khóm trúc xanh xanh kia là chân như. Vậy công dụng của chân như là gì?
Ðáp: Ðưa người xa ngàn dặm
Cười tặng một bình trà
(Tặng quân thiên lý viễn
Tiểu bá nhất bình trà)
Thiền
sư Trí Bảo (mất 1190), một thiền sư sống khổ hạnh có đức khiêm nhượng
lớn, mỗi khi có người trêu chọc thường chắp hai tay lại, cũng là một
thiền sư hay dùng thiền ngữ thi ca. Ông thường ra tay bắc cầu sửa đường
mỗi khi gặp đường hư đường lở. Trong khi đàm luận với thầy là Ðạo Huệ,
ông đã dùng những câu sau đây:
Không nhờ gió cuốn mây trôi hết
Màu xanh sao tỏ một trời thu?
(Bất nhân phong quyện phù vân tận
tranh kiến thanh thiên vạn lý thu)
và:
Quen biết đầy thiên hạ
Tri âm được mấy người?
(Tương thức mãn thiên hạ
Tri âm năng kỳ nhân?)
Thiền
sư Tịnh Không (mất 1170) chuyên tu hạnh đầu đà, mỗi lần nhập định lâu
tới năm bảy ngày. Có một lần kẻ trộm tới, ông chỉ vào thùng phước sương
cho kẻ kia lấy tiền. Ðây cũng là một thiền sư thi sĩ. Người ta hỏi Phật
là gì, ông đáp:
Nhật nguyệt trời cao soi mọi cõi
Ai hay mây khói phủ non sông
(Nhật nguyệt lệ tam thiên hàm trân sát
Thùy tri vân tụ lạc sơn hà?)
Người kia hỏi: “Làm thế nào mà hiểu?”
Ông đáp: Mục đồng ngủ mãi lưng trâu nọ
Câu chuyện anh hùng biết được sao?
(Mục đồng kỳ quán ngọ ngưu bối
Sĩ hữu anh hùng khoa đắc y)
Hỏi: Ý chỉ của Tổ truyền khác với ý chỉ của giáo lý ở chỗ nào?
Ðáp: Chư hầu vạn nẽo đều xuôi khuyết
(Vạn lý thê hàng giai triều khuyết)
Hỏi: Hòa thượng có sở đắc đặc biệt tại sao không nói cho chúng con nghe?
Ðáp: Ông thổi lửa, tôi vo gạo.
Ông khất thực tôi mang bình
Ai có phụ ai đâu
Một hôm ông họp chúng lại đọc một bài thơ sau đây:
Trên không manh ngói che
Dưới không đất cắm dùi
Kẻ mặc áo lạ tới
Người xách gậy tìm lại
Khi hành động xúc tiếp
Như rồng nhảy đớp mồi
(Thượng vô phiến ngõa già
Hạ vô trác chùy địa
Hoặc dị phục trực nghệ
Hoặc sách trượng nhi chí
Ðộng chuyển xúc xử gian
Tự long được thị thôn
Có một vị tăng bước ra hỏi: “Ngài có cái gì thế?”
Ông cười:
Ngày ngày đi hái củi
Kho lúa vẫn còn rồng
(Nhật nhật khứ hoặch hòa
Thời thời không thương lẫm!)
Thiền
phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi cũng chịu an lối dùng thiền ngữ thi ca, nhưng ít
hơn thiền phái Vô Ngôn Thông. Thiền sư Chân Không (mất 1100) giỏi về sử
học, cũng đã từng cư trú núi Từ Sơn nơi Thiền Lão dạy học. Những thiền
ngữ của ông chứa đầy thi vị. Một hôm có vị tăng hỏi: “Diệu đạo là gì?”
Ông nói: “Giác rồi mới biết”. Người kia nói: “Học nhân chưa hiểu được,
xin thầy dạy cho”. Ông nói:
Ðến được động tiên sâu thẳm ấy
Linh đơn đổi xác mới quay về
(Nhược đáo tiên gia thâm động nội
Hoàn đan hoán cốt đắc hoài quy)
Hỏi: Linh đơn nào mới được chớ
Ðáp: Vạn kiếp si mê không hiểu thấu
Sáng nay bừng mở nẻo khai minh
(Kiếp tịch ngu mông vô động hiểu
Kim thần nhất ngộ đắc khai minh)
Hỏi: Linh đơn nào mới được chứ?
Ðáp Vạn kiếp si mê không hiểu thấu
Sáng nay bừng nẽo khai minh
(Kiếp tịch ngu mông vô động hiểu
Kim thần nhất ngộ đắc khai minh)
Hỏi: Nhưng khai minh thế nào?
Ðáp: Khai minh thấy hết trần gian nọ
Muôn loại sinh linh thảy một nhà
(Khai minh chiếu triệt ta bà giới
Nhất thiết chúng sinh cộng nhất gia)
Hỏi: người ta nói: “Tuy không biện luận nhưng đâu đâu cũng gặp người”. Người đây là ai?
Ðáp: Lửa cháy tàn rồi, tan sạch hết
Non xanh, mây trắng vẫn còn bay
(Kiếp hào đồng nhiên hào mạt tịnh
Thanh sơn y cựu bạch vân phi
Hỏi: Sau khi chết xác thân tan rã rồi thì sao
Ðáp: Xuân đi xuân đến ngờ xuân hết
Hoa nở hoa tàn cũng lại xuân
(Xuân lai Xuân khứ nghi xuân tận
Hoa lạc hoa khai chỉ thị xuân
Người kia đang suy nghĩ thì ông hét một tiếng và nói:
Bình nguyên sau trận cháy
Cây cỏ càng xanh thơm
(Bình nguyên kinh hỏa hậu
Thực vật các thù phương)
Người kia bừng tỉnh bèn lạy xuống.
ẢNH HƯỞNG MẬT GIÁO
Thiền
học Vô Ngôn Thông không có màu sắc Mật Giáo, nhưng ảnh hưởng của Mật
Giáo trong thiền phái đó do ông lập ra cũng khá quan trọng. Ảnh hưởng ấy
có thể thấy rõ ở các thiền sư Không Lộ, Giác Hải và Nguyện Học.
Thiền
sư Không Lộ đã từng là bạn với các thiền sư Giác Hải và Ðạo Hạnh. Ðã
từng đi Ấn Ðộ học về Mật Giáo, và đắc “lục trí thần thông”. Ông họ
Nguyễn, tên là Chí Thành, cũng có tên là Minh Không, và được sắc phong
là quốc sư sau khi dùng pháp thuật chữa lành bệnh cho vua Lý Thần Tông.
Năm lên 21 tuổi,vua này mắc phải một chứng bệnh kỳ lạ: ngồi xổm và rống
như mãnh hổ: triều đình hoảng sợ không biết chạy thầy thuốc làm sao. Lúc
ấy ngoài thành có trẻ con bỗng hát bài hát đồng dao rằng:
Nước có Lý Thần Tông
Triều đinh vạn sự thông
Muốn chữa lành bệnh Hoàng Ðế
Phải tìm Nguyễn Minh Không
Người
ta cho đi tìm Không Lộ. Khi người của triều đình đến nơi, ông hỏi: “Có
phải là để cứu bệnh hóa cọp đó chăng?” và lập tức cùng sứ giả trở lên
kinh đô. Ông đi thẳng đến điện, sai người đun sôi một vạc nước lớn, bỏ
một ít cây đinh vào đó, sau lấy nước cho vua tắm, lông lá liền rụng và
bệnh vua lành.
Tục
truyền là Không Lộ đã có công trong sự tạo thành bốn tác phẩm nghệ
thuật lơn thời Lý gọi là tứ đại khí: Tháp chùa Báo Thiên, tượng Phật A
Di Ðà chùa Quỳnh Lâm, đỉnh chuông Phổ Minh và chuông chùa Phổ Lại. Bao
nhiêu chuyện thần kỳ đã được dựng ra quanh việc Không Lộ tạo dựng những
tác phẩm nghệ thuật này. Ví dụ chuyện Không Lộ đi qua Tống xin đồng về
đúc chuông, tượng và đỉnh. Với một tay nải, ông đã bỏ vào gần hết kho
đồng nhà Tống.
Thiền sư Không Lộ mất vào năm 1141, hiện còn thờ ở đền Lý Quốc Sư, huyện Thọ Xương, Hà Nội.
Thiền
sư Giác Hải lúc nhỏ làm nghề đánh cá, hai mươi lăm tuổi xuất gia, đã
từng cùng Không Lộ học với thiền sư Lôi Hà Trạch. Ông cũng quen với một
đạo sĩ tên là Thông Huyền, và đã được một lần cùng với Thông Huyền được
vua Lý Nhân Tông mời vào cung. Cả hai, sau khi thực hiện phép niệm chú
(Thông Huyền) và chú mục ngưng thần (Giác Hải) để làm rơi hai con cắc kè
trên nóc điện, được vua Lý Nhân Tông khen ngợi trong bài thơ sau:
Tâm Giác Hải như hải
Ðạo Thông Huyền thật huyền
Thần thông và biến hóa
Bên Phật bên là Tiên [15]
Sách
Thuyền Uyển Tập Anh kể: một hôm vua Nhân Tông hỏi Giác Hải về thuật
“ứng chân thần túc”, ông này liền biến hiện tâm cách, nhảy lên trên
không, cách mặt đất mấy trượng. Vua và quần thần đều thán phục. Sau này
vua Lý Thần Tông có triệu thỉnh, nhưng ông cáo bệnh không vào. Ông mất
năm 1138.
Thiền
sư Nguyễn Học (mất 1174) từng theo học với thiền sư Viên Trí chùa Mật
Nghiêm; sau khi đắc đạo liền về ở ẩn núi Vệ Linh chuyên tu thiền quán
trong 12 năm. Ông thường trì tụng chú Hương Hải Ðại Bi trị bệnh và cầu
mưa không khi nào là không linh nghiệm. Vau Anh Tông thấy sự thần
nghiệm, triệu ông vào cung, để ông ra vào tự do, nhưng sau ông cáo bệnh
về chùa, dạy học hơn trăm người. Ông là người cực lực chủ trương thuyết
vô đắc.
Mật
Giáo thịnh hành tại Việt Nam từ những thế kỷ thứ bảy và thứ tám: tuy
thiền phái Vô Ngôn Thông cố sức tự bảo vệ không để cho Mật Giáo thâm
nhập (Thông Biện rất chống Ðại Ðiên và Bát Nhã) nhưng vẫn không tránh
khỏi ảnh hưởng của giáo lý này. Sự kiện cho ta thấy tầm quan trọng của
Mật Giáo ở Việt Nam từ ngày Tỳ Ni Ða Lưu Chi đến Việt Nam qua Ðinh, Tiền
Lê cho đến cuối Lý.
ẢNH HƯỞNG TỊNH ÐỘ GIÁO
Trong
câu chuyện về Không Lộ, ta nghẹ nói đến việc thiền sư tạo nên tượng
Phật A Di Ðà của chùa Quỳnh Lâm. Không Lộ mất vào năm 1141 nhưng trước
đó 100 năm, vào năm 1057, một tượng Phật A Di Ðà bằng đá cao hai thước
rưỡi tây đã được lang tướng của vua Lý Thánh Tông thực hiện tại núi Lạng
Kha, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Tượng Di Ðà này vẫn còn ở chùa Phật
Tích, Bắc Ninh. Bia đá chùa Phật tích có nói về chuyện này. Vậy thì có
sự có mặt của giáo lý Tịnh Ðộ ở Việt Nam được đánh dấu chậm lắm vào
khoảng giữa thế kỷ thứ mười một.
Tịnh
Ðộ Giáo chủ trượng niệm Phật để đạt đến Nhất tâm bất loạn và cũng để
vãng sanh vào nước Cực Lạc của Phật A Di Ðà. Giáo lý niệm Phật được Huệ
Viễn khởi xướng ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ năm, chú trọng vào phương
pháp quán niệm cũng rất gần gũi với thiền định. Trong truyền thống thiền
buổi đầu thỉnh thoảng đã thấy có những người áp dụng phương pháp niệm
Phật: Tuyên Thập, đệ tử ngũ tổ Hoàng Nhẫn, đã thành lập nhóm: “ Nam Sơn
Niệm Phật Thiền”; Pháp Trí chùa Ngưu Ðầu Tông cũng là một thiền giả
chuyên niệm Phật. Nhưng từ Huệ Năng (thế kỷ thứ bảy) người ta phải đợi
đến thế kỷ thứ mười mới có thiền sư Diên Thọ (904-975) sử dụng phương
pháp niệm Phật. Chịu ảnh hưởng của Mật Giáo còn lại của đời Ðường, ông
cũng thực hành phương pháp trì chú của Mật Giáo nữa. Ta biết rằng thiền
học Việt Nam đã từ lâu thấm nhuần Mật Giáo; nhưng ta không biết được
cách nào mà giáo lý niệm Phật đã thâm nhập vào thiền phái Vô Ngôn Thông.
Ta chỉ có thể nói đây là do sự tiếp xúc giữa các thiền sư phái này với
thế hệ tăng sĩ Trung Hoa đệ tử thiền sư Diên Thọ. Nguyên tắc của Diên
Thọ là “cõi Tịnh Ðộ ở ngay trong tâm, ngoài tâm không có Pháp” (Duy tâm
Tịnh Ðộ, tâm ngoại vô Pháp). Ông rất sở trường về kinh Hoa Nghiêm: ông
chủ trương “chân tâm duy nhất” và “lý sự vô ngại”.
Sách
Thuyền Uyển Tập Anh, ngoài việc nhắc đến tượng đồng A Di Ðà do Không Lộ
thực hiện, còn có nói đến thiền sư Tịnh Lực như một người đã đắc được
pháp “niệm Phật mà hoàn thành được thiền định. Ông dạy đệ tử là “không
nên cầu sự chứng ngộ bên ngoài” và “nếu muốn diệt trừ các ác nghiệp thì
nên áp dụng phương pháp niệm tụng bằng cả tâm lẫn miệng”. Sự phối hợp
giữa Thiền và Tịnh Ðộ sau này sẽ trở nên quan trọng trong đạo Phật tại
Việt Nam.
TÓM LƯỢC NHỮNG ÐẶC TÍNH CỦA THIỀN PHÁI VÔ NGÔN THÔNG
Thiền
phái Vô Ngôn Thông được truyền thừa trong thời gian bốn thế kỷ (từ đầu
thế kỷ thứ chín đến đầu thế kỷ thứ mười ba), trong khi thiền phái Tỳ Ni
Ða Lưu Chi có một lịch sử truyền thừa dài sáu thế kỷ (từ thế kỷ thứ sáu
đến thế kỷ thứ mười ba). Thiền phái Vô Ngôn Thông chịu ảnh hưởng Phật
Giáo Trung Hoa sâu đậm hơn thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi. Ảnh hưởng nay
được thấy trong lối trình bày lịch sử Thiền, trong lối tổ chức tu viện,
trong việc sử dụng thoại đầu, và ở chỗ ảnh hưởng của Tịnh Ðộ Giáo. Các
thiền sư trong thiền phái này thay vì chỉ dùng các kinh Bát Nhã, đã sử
dụng rất nhiều các kinh điển khác như kinh Viên Giác, Pháp Hoa, họ nhấn
mạnh đến chủ trương đốn ngộ và vô đắc vốn rất gần gũi với giáo lý thiền
phái Nam Phương ở Trung Hoa. Nhưng khác với thiền phái Trung Hoa, thiền
phái này, cũng như thiền phái Tỳ Ni Ða Lưu Chi, đã rất gần gũi với đời
sống xã hội, tham dự vào đời sống nhập thế trong khi vẫn duy trì được
sinh hoạt tâm linh độc lập của mình.